Lời giải:
Tác giả đã nhân hóa đom đóm bằng những cách sử dụng hoạt động của con người để miêu tả, gọi tên đóm đóm như gọi người : anh đom đóm, ngắt, xách.
Lời giải:
Tác giả đã nhân hóa đom đóm bằng những cách sử dụng hoạt động của con người để miêu tả, gọi tên đóm đóm như gọi người : anh đom đóm, ngắt, xách.
Đọc 2 khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:
a) Con Đom Đóm được gọi bằng gì ?
b) Tính nết và hoạt động của anh Đom Đóm được miêu tả bằng các từ ngữ nào ?
Đọc lại bài thơ Anh Đom Đóm (đã học trong học kì I). Tìm những con vật khác ngoài con đom đóm được gọi và tả như người (nhân hóa), viết vào chỗ trống trong bảng sau:
Đọc thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Anh Đom Đóm
Mặt trời gác núi
Bóng tối lan dần,
Anh Đóm chuyên cần
Lên đèn đi gác...
Theo làn gió mát
Anh đi rất êm,
Đi suốt một đêm
Lo cho người ngủ.
Tiếng chị Cò Bợ:
- “Ru hỡi ru hời !
Hỡi bé tôi ơi,
Ngủ cho ngon giấc !”
Ngoài sông thím Vạc
Lặng lẽ mò tôm
Bên cạnh sao Hôm
Long lanh đáy nước.
Từng bước, từng buớc
Vung ngọn đèn lồng
Anh Đóm quay vòng
Như sao bừng nở.
Gà đâu rộn rịp
Gáy sáng đằng đông,
Tắt ngọn đèn lồng
Đóm lui về nghỉ.
- Đom đóm : một loài bọ cánh cứng, bụng phát ánh sáng lập lòe, hoạt động về đêm. - Chuyên cần : chăm chỉ một cách thường xuyên, đều đặn.
- Cò bợ : loài cò có cổ và ngực màu nâu sẫm, thường có dáng ủ rũ.
- Vạc : loài chim gần giống cò, tiếng kêu rất to, thường đi ăn đêm.
Anh Đom Đóm làm việc vào lúc nào ?
A. Buổi sáng
B. Buổi chiều
C. Ban đêm
Trong bài thơ Anh Đom Đóm, còn các con vật nào được gọi và tả như người (nhân hoá) ?
Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào ?” trong mỗi câu văn dưới đây:
a) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.
b) Tối mai, anh Đóm Đóm lại đi gác.
c) Chúng em học bài thơ Anh Đóm Đóm trong hoc kì I
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Đom Đóm và Giọt Sương
Đêm không trăng, bầu trời đầy sao. Đom Đóm Con bay từ bụi tre ra ruộng lúa. Cây đèn của nhấp nháy như một ngôi sao.
Sà xuống ruộng lúa một lúc bắt rầy nâu, Đom Đóm Con lại bay lên gò đất, đậu xuống một bông cỏ may. Nhìn sang bên, nó thấy chị Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ.
“Giọt Sương thật xinh đẹp!”, Đom Đóm Con ngưỡng mộ, rồi cất cánh bay quanh Giọt Sương. Càng đến gần, nó càng thấy Giọt Sương tuyệt đẹp. Nó lên tiếng, trầm trồ:
- Giọt Sương ơi, chị lung linh, tỏa sáng hệt như một viên ngọc.
Giọt Sương dịu dàng:
- Chị đẹp là nhờ phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, nhờ cả ánh sáng cây đèn của em đấy. Em mới là người đẹp và rất đáng tự hào vì em tỏa sáng từ chính bản thân mình.
Đom Đóm Con rất cảm động vì lời khen của Giọt Sương. Nó cảm ơn Giọt Sương rồi lại cất cánh bay đi diệt rầy nâu hại lúa, giúp cho đồng ruộng xanh tươi.
(Sưu tầm)
a. Đom Đóm Con khen ngợi Giọt Sương như thế nào?
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Đom Đóm và Giọt Sương
Đêm không trăng, bầu trời đầy sao. Đom Đóm Con bay từ bụi tre ra ruộng lúa. Cây đèn của nhấp nháy như một ngôi sao.
Sà xuống ruộng lúa một lúc bắt rầy nâu, Đom Đóm Con lại bay lên gò đất, đậu xuống một bông cỏ may. Nhìn sang bên, nó thấy chị Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ.
“Giọt Sương thật xinh đẹp!”, Đom Đóm Con ngưỡng mộ, rồi cất cánh bay quanh Giọt Sương. Càng đến gần, nó càng thấy Giọt Sương tuyệt đẹp. Nó lên tiếng, trầm trồ:
- Giọt Sương ơi, chị lung linh, tỏa sáng hệt như một viên ngọc.
Giọt Sương dịu dàng:
- Chị đẹp là nhờ phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, nhờ cả ánh sáng cây đèn của em đấy. Em mới là người đẹp và rất đáng tự hào vì em tỏa sáng từ chính bản thân mình.
Đom Đóm Con rất cảm động vì lời khen của Giọt Sương. Nó cảm ơn Giọt Sương rồi lại cất cánh bay đi diệt rầy nâu hại lúa, giúp cho đồng ruộng xanh tươi.
(Sưu tầm)
c. Giọt Sương ca ngợi Đom Đóm như thế nào?
Anh Đom Đóm tắt ngọn đèn lồng của mình khi nào ?
A. Khi mọi người đã ngủ say
B. Khi gà gáy sáng
C. Khi mặt trời lên
Khổ thơ nào miêu tả anh Đom Đóm bằng hình ảnh so sánh ?
A. Khổ thứ nhất
B. Khổ thứ ba
C. Khổ thứ tư
D. Khổ thứ 5