Đã tự bao đời nay dòng sông Tô Lịch vẫn lặng lẽ chảy qua thời gian như một chứng nhân của lịch sử thủ đô Hà Nội.
Xưa kia dòng sông là biên giới ngăn cách giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Dọc sông Tô là nơi buôn bán trên bến dưới thuyền. Khách buôn từ khắp nơi có thể theo dòng sông Tô đưa hàng vào trong kinh thành.Thuyền trên mạn ngược về có thể từ sông Hồng qua cửa Hà Khẩu (phố hàng Buồm ngày nay) mà vào sông Tô.
Có lẽ ít ai biết sông Tô Lịch còn được gọi là sông Nghịch Thuỷ bởi lẽ nước sông Tô chảy theo hai chiều xuôi ngược khác nhau. Sông Tô ăn thông với sông Hồng chích nước từ Hồ Tây đẩy về cánh đồng chiêm trũng.Vào mùa lũ nước lại đẩy ngược tràn về Hồ Tây.Vì thế mà dòng chảy của sông mới có hiện tượng này.
Dòng sông đã ghi dấu biết bao thời khắc lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Kinh Thành Thăng Long của cha ông ta xưa.CuốI thế kỉ XIV quân Chiêm Thành xâm lược Thăng Long đã đưa thuyền chiến vào bến Thái Tổ trên sông Tô Lịch.
Sông Tô Lịch ngày ấy còn là một bức tranh thuỷ mặc tuyệt đẹp để bao câu ca dao tình tự “neo” lại bến xưa:
“Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu”
Đây là nơi du ngoạn của người dân Kinh thành là nơi thắp lên tình yêu trong sáng của biết bao đôi trai gái.
Tương truyền Tô Lịch là tên của một người sinh trưởng khoảng thế kỉ thứ IV ở vùng Long Đỗ (tức kinh thành Thăng Long).Tô Lịch có 3 anh em trai rất thương yêu nhau họ làm nhà ngay trên bờ sông. Nhân dân trong vùng rất phục nên khi ông mất họ đã lấy tên ông đặt tên cho dòng sông. Kể từ đó dòng sông mang tên Tô Lịch.Vào thời Lý Trần xung quanh dòng sông rất nhiều chùa chiền mọc lên thể hiện sự hướng Phật của các nhà vua đương thời. Hiện nay di tích Phật giáo đời Lý Trần ven song Tô Lịch vẫn còn được lưu giữ.
Đã có một thời hai bờ sông bát ngát một màu xanh của các loại rau thơm đặc biệt là rau húng Láng - loại rau đã đi vào ca dao như một thứ gia vị nổi tiếng không thể thiếu trong các bữa ăn gia đình người dân hà thành.
Ngày nay nguời ta nói dòng sông như một chiếc cống lộ thiên của thủ đô. Nước sông đổ ra đen ngòm rau muống tự nhiên sinh sôi tươi tốt không một sinh vật song dưới nước nào dám bơi lội trên dòng nước ấy. Nguời dân không “nỡ” ăn rau muống được thả trên sông vì sợ…ngộ độc.Câu ca dao xưa được sửa lại cho phù hợp với “hoàn cảnh” hiện nay hơn:
“Sông Tô Lịch vừa trong vừa mát
Hai bên bờ bát ngát…rác trôi”
Khi địa phận Hà Nội đuợc mở rộng thì vai trò biên giới của dòng sông không còn nữa dòng sông chảy vắt ngang qua thành phố.
Mấy năm nay chiến dịch nạo vét long sông với ước mong trả lại màu xanh cho nước sông Tô được thực hiện.Hai bờ sông đuợc xây dựng lại đẹp hơn nhưng nuớc sông vẫn một màu đen đục.
Tôi còn nhớ ở quê tôi mỗi một nhịp cầu bắc trên sông là nơi thấm đẫm kỉ niệm của những tình bạn đẹp tình yêu chớm nở. Nhưng dường như những cây cầu bắc ngang sông Tô Lịch các bạn trẻ ít đến hóng mát hơn. Nếu không giải trí bằng đua xe karaoke vũ trường hoạc chat. Aiđó muốn hoà mình với thiên nhiên người Hà Nội sẽ chấp nhận đi xa 20 cây để đến cầu Thăng Long hay Chuơng Duơng hưởng chút không khí trong lành của đất trời ban tặng. Phải chăng họ đã quên mất một dòng sông đang miệt mài chảy trong lòng thành phố mình?
Trời mùa thu gió lồng lộng thổi chúng tôi kéo nhau ra đuờng thong dong đạp xe trên đuờng Láng luợn quanh khúc sông Tô Lịch ngửa mặt hít thật sâu làm phồng căng lồng ngực cốt lùa cái hồn sông vào ngực mình. Chao ôi! Nhớ mùi rau húng Láng dọc triền sông.
Tôi vẫn tin một ngày nào đó nước sông Tô sẽ xanh trở lại để khơi nguồn một nét đẹp văn hoá của thủ đô ngàn năm văn hiến
hãy viết một đoạn văn tả cảnh dòng sông,lưu ý koong chép mạng,đọc chán lắm
'' Quê hương tôi có con sông xanh biếc
nước gương trong soi bóng những hàng tre''
Con sông của tác giả thật đẹp và nên thơ. Chính vì vậy mà nhà thơ rất yêu dòng sông của mình. Em cũng vây em rất yêu quý dòng sông Hồng ở quê em
Nhìn từ xa , con sông như dải lụa đào uốn quanh xóm làng .Mình sông dài ôm lấy thôn xóm như người mẹ ôm lấy đứa con.
Buổi sáng , con sông như dải đào thướt tha. Còn buổi chiều , ánh mặt trời chiếu vào khiến con sông lung linh .Vào những ngày đẹp trời , ông mặt trời tỏa những tia nắng xuống trần gian.Chị em gió đuổi nau trên bầu trời xanh .Chị gió dùng quạt ba tiêu phẩy nẹ khiến mọi thứ mát mẻ hơn .Không khí thật trong lành và mát mẻ.Những chú chim tấu lên một bản nhạc để đón chào một ngày mới .Từng đàn cò bay lượn trên bầu .
Thuyền bè đi lại tấp nập. Ai ai cũng bận rộn. Có nhưng chiếc thuyền đi đèo khách đi lại ngược xuôi. Những chiếc thuyền giong buồm ra khơi để đánh bắt cá tôm. Có rất nhiều chiếc thuyền đi lại để bán hàng như mắc cửi.
Hai bên bờ sông, những chị liễu nghiêng mình soi xuống mặt hồ. Những bãi ngô, mía , lạc...đều xanh.
Nước sông thay đổi theo mùa. Mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về dữ dội. Mặt sông rộng gấp 3 ,4 lần mùa khô. Nước sông đục ngầu mang đầy phù sa. Mùa lũ cũng là mùa mang lại cho người dân quê nhiều tôm cá .Sông như người mẹ hiền nuôi dưỡng người dân ngay cả khi dận dữ.
Mùa khô măt sông bị thu hẹp lại.Khi ấy nước sông chảy êm đềm .
Mỗi buổi chiều hè, đám trẻ thương rủ nhau ra thả diều . Tiêng sáo của bọn trẻ chăn trâu bay cao.
Em rất yêu quý dòng sông hồng thơ mộng này. Dù có đi đến đâu em vẫn sẽ luôn nhớ dòng sông hồng
trong các bạn có bạn nào chép mạng không vậy