Cửu Vĩ Hồ

Tả cảnh một lễ hội mùa xuân

Cửu Vĩ Hồ
3 tháng 2 2019 lúc 21:46

các bn trả lời nhanh nhé

Mùa xuân là mùa tưng bừng, rạo rực nhất trong năm. Làm nên không khí rộn ràng, sôi nổi ấy một phần lớn nhờ vào những lễ hội xuân náo nhiệt, ồn ã mà không kém phần trang nghiêm. Rồi cái ngày người dân quê tôi mong chờ đã đến, mùng sáu Tết, quê tôi có lễ hội làng truyền thống.

Lễ hội làng tương truyền là để nhớ đến thành hoàng làng đã có công khai khẩn đất hoang lập làng lập xóm. Theo tục lệ, vào buổi sáng sẽ có lễ rước rồng. Và thế là từ sáng sớm, mọi người đã quần là áo lượt chỉnh tề để ra đường đón chờ đoàn rước. Những nhà nằm trên đường đoàn rước đi qua thì lập nhanh một bàn thờ nhỏ đặt trước cửa nhà nhang khói nghi ngút. 

"Tùng tùng tùng cắc, tùng tùng tùng tùng..." từ xa tiếng trống bất ngờ vang lên rộn rã. Đoàn rước tiến lại gần. Đi đầu là một con rồng giả được đội múa rồng của làng tạo nên. Nó uốn lượn những đường vòng đẹp mắt, cái đầu rồng thì lắc lư chuyển động liên tục, rồng giả mà cũng oai hùng lắm! Tiếp đó là đoàn trống chiêng ồn ã, náo nhiệt đi trước dọn đường cho đoàn rước kiệu thành hoàng làng. 

Chiếc kiệu tám người khênh với đường nét tinh xảo được sơn son thiếp vàng cầu kì, trang nghiêm. Sau kiệu là hai chiếc lọng rất lớn màu đỏ rực rỡ. Theo sau là một chú ngựa gỗ cao to như thật. Nối theo sau là đoàn người mang bát bảo, mang cờ ngũ sắc rực rỡ tưng bừng. 

Tiếp đến là những đại diện các tầng lớp xã hội trong làng: hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, đội thiếu nhi. Mỗi hội người lại mang một bộ đồng phục đặc trưng: áo tứ thân, áo the khăn xếp, áo dài,... tất cả đều rực rỡ sắc màu. Đi cuối cùng đoàn rước là mọi tầng lớp nhân dân, già trẻ, gái trai,... họ đi theo đoàn rước để cầu khấn những điều may mắn trong năm mới. 

Đoàn rước đi mỗi lúc một xa nhưng gương mặt ai cũng tươi tắn, họ mang theo cảm giác tự hào, hãnh diện và sung sướng. Phần “lễ” được diễn ra trọn vẹn vào buổi sáng như thế, còn phần “hội” sẽ được diễn ra vào buổi chiều ngày hôm ấy. Không khí của hội dễ khiến người đi dự choáng ngợp bởi sự đông, vui tấp nập hiếm có. 

Những gian hàng bán quà lưu niệm chạy dài một bên đường cái mà người chủ hàng là những người trong làng trong xã, họ đến bán hàng để cầu may, cầu phúc cho năm mới. Đi sâu vào trong là khu trò chơi dân gian. Bên trái là cờ người, bên phải là đánh vật còn chếch sang trái là nấu cơm niêu đất. 

Trò chơi nấu cơm niêu đất đến lạ. Hai người một nam một nữ, nam gánh nồi cơm chạy còn nữ sẽ phải chạy theo nam đốt lửa phía dưới bao giờ cơm chín tới mới được thôi. Cạnh đó là thi kéo co, chia làm hai đội mỗi đội mười người ra sức kéo một sợi dây thừng đến khi nào bên kia chịu thua mới thôi. Ngoài ra còn trò chơi ném tiêu, bịt mắt bắt dê,... các trò chơi hiện đại khác cũng xuất hiện rất nhiều: đu quay, chạy tàu điện,...

Kết thúc buổi lễ hội, mọi người ra về trong tâm trạng phấn khởi hân hoan. Lễ hội làng tôi là một nét đẹp về văn hóa truyền thống dân tộc, mong sao tục lệ tổ chức lễ hội đầu năm này được lưu truyền mãi.

Mahakali Mantra (Kali)
3 tháng 2 2019 lúc 21:47

Mùa xuân là mùa tưng bừng, rạo rực nhất trong năm. Làm nên không khí rộn ràng, sôi nổi ấy một phần lớn nhờ vào những lễ hội xuân náo nhiệt, ồn ã mà không kém phần trang nghiêm. Rồi cái ngày người dân quê tôi mong chờ đã đến, mùng sáu Tết, quê tôi có lễ hội làng truyền thống.

Lễ hội làng hàng năm

Lễ hội làng tương truyền là để nhớ đến thành hoàng làng đã có công khai khẩn đất hoang lập làng lập xóm. Theo tục lệ, vào buổi sáng sẽ có lễ rước rồng. Và thế là từ sáng sớm, mọi người đã quần là áo lượt chỉnh tề để ra đường chờ đoàn rước. Những nhà nằm trên đường đoàn rước đi qua thì lập nhanh một bàn thờ nhỏ đặt trước cửa nhà nhang khói nghi ngút. "Tùng tùng tùng cắc, tùng tùng tùng ùng..." từ xa tiếng trống bất ngờ vang lên rộn rã. Đoàn rước tiến lại gần.. Đi đầu là một con rồng giả được đội múa rồng của làng tạo nên. Nó uốn lượn những đường vòng đẹp mắt, cái đầu rồng thì lắc lư chuyển động liên tục, rồng giả mà cũng oai hùng lắm! Tiếp đó là đoàn trống chiêng ồn ã, náo nhiệt đi trước dọn đường cho đoàn rước kiệu thành hoàng làng. Chiếc kiệu tám người khênh với đường nét tinh xảo được sơn son thiếp vàng cầu kì, trang nghiêm. Sau kiệu là hai chiếc lọng rất lớn màu đỏ rực rỡ. Sau lọng là một chú ngựa gỗ cao to như thật. Nối theo sau là đoàn người mang bát bảo, mang cờ ngũ sắc rực rỡ tưng bừng. Tiếp đến là những đại diện các tầng lớp xã hội trong làng: hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, đội thiếu nhi. Mỗi hội người lại mang một bộ đồng phục đặc trưng: áo tứ thân, áo the khăn xếp, áo dài,... tất cả đều rực rỡ sắc màu. Đi cuối cùng đoàn rước là mọi tầng lớp nhân dân, già tre, gái trai,... họ đi theo đoàn rước để cầu khấn những điều may mắn trong năm mới. Đoàn rước đi mỗi lúc một xa nhưng gương mặt ai cũng tươi tắn, họ mang theo cảm giác tự hào, hãnh diện và sung sướng.

Phần “lễ” được diễn ra trọn vẹn vào buổi sáng như thế, còn phần “hội” sẽ được diễn ra vào buổi chiều ngày hôm ấy.

Lễ hội truyền thống

Không khí của hội dễ khiến người đi dự choáng ngợp bởi sự đông, vui tấp nập hiếm có. Những gian hàng bán quà lưu niệm chạy dài một bên đường cái mà người chủ hàng là những người trong làng trong xã, họ đến bán hàng để cầu may, cầu phúc cho năm mới. Đi sâu vào trong là khu trò chơi dân gian. Bên trái là cờ người, bên phải là đánh vật còn chếch sang trái là nấu cơm niêu đất. Trò nấu cơm niêu đất đến lạ. Hai người một nam một nữ, nam gánh nồi cơm chạy rong còn nữ sẽ phải chạy theo nam đốt lửa phía dưới bao giờ cơm chín mới được thôi. Cạnh đó là thi kéo co, kéo co chia làm hai đội mỗi đội mười người ra sức kéo một sợi dây thừng đến khi nào bên kia chịu thua mới thôi... Rồi chơi ném tiêu, bịt mắt bắt dê,... các trò chơi hiện đại khác cũng xuất hiện rất nhiều: đu quay, chạy tàu điện,...

Kết thúc buổi lễ hội, mọi người ra về trong tâm trạng phấn khởi hân hoan. Lễ hội làng tôi là một nét đẹp về văn hóa - truyền thống dân tộc, mong sao tục lễ tổ chức lễ hội đầu năm này được mãi lưu truyền

Violet_Star
3 tháng 2 2019 lúc 21:48

Có thể nói Việt Nam là đất nước của nhiều lễ hội. Trong dịp Tết Nguyên Đán, hầu như ở khắp các địa phương đều tổ chức lễ hội mùa xuân với những trò chơi dân gian vui tươi, bổ ích và giàu ý nghĩa. Đây cũng là phong tục tập quán tốt đẹp đã có từ lâu đời của nhân dân ta. Tỉnh Hà Tây quê em (nay thuộc Hà Nội) có những lễ hội nổi tiếng được nhiều người biết đến.

Trước hết phải kể tới lễ hội chùa Hương. Chùa Hương là một quần thể danh lam thắng cảnh thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Tạo hóa đã hào phóng ban phát cho nơi đây một vẻ đẹp thần tiên hiếm có. Những dãy núi đá vôi tím biếc, trập trùng, quanh năm mây phủ, nổi bật trên đồng ruộng xanh ngắt, bao la, đúng là sơn thủy hữu tình. Động Hương Tích và hàng chục ngôi chùa cổ cheo leo trên sườn núi đá, ẩn mình giữa không gian tĩnh lặng, thanh khiết vô cùng! Sau Tết, chùa Hương mở hội. Lễ hội kéo dài suốt từ mùng 6 tháng Giêng đến tận 15 tháng Ba Âm lịch. Hàng chục vạn du khách từ muôn phương đổ về đây lễ Phật cầu may và ngắm cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ, để cho tâm hồn lâng lâng thanh thoát, trút sạch những vướng bận đời thường, thêm yêu cuộc sống.

Chùa Thầy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai thờ Đức Phật Thích Ca và Thiền sư Từ Đạo Hạnh với hóa thân ba kiếp sống của ông. Lễ hội chùa Thầy diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Ba Âm lịch với rất nhiều trò vui như đấu vật, cờ người, đánh đu… Đặc biệt là trò múa rối nước biểu diễn ở thủy đình trước sân chùa thu hút đông đảo người xem. Nhân vật chú Tễu với mái tóc trái đào và nụ cười tươi rói tượng trưng cho tinh thần lạc quan của người lao động.

Cùng dịp này còn có lễ hội chùa Tây Phương. Tây Phương là ngôi chùa nổi tiếng bởi nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tượng tinh xảo, được xây dựng cách đây đã mấy trăm năm trên ngọn đồi Câu Lậu, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất. Mùng 6 tháng Ba Âm lịch, chùa Tây Phương mở hội đón khách hành hương viếng chùa, thăm tượng, lễ Phật và cầu mong mọi sự tốt lành cho năm mới.

Từ thị xã Sơn Tây đi vào thôn Vân Gia khoảng hai cây số, đền Và thờ Sơn Tinh uy nghi tọa lạc trên gò đất cao hình con rùa quay đầu về hướng Đông xung quanh là rừng lim cổ thụ. Lễ hội đền Và hằng năm được tổ chức làm hai đợt (xuân thu nhị kì). Hội xuân ngày 15 tháng Giêng có tục rước kiệu Đức Thánh Tản từ đền Và sang đền Dội bên kia sông Hồng. Kiệu do các thanh niên trai tráng khiêng đi giữa đám rước hàng ngàn người kéo dài qua các ngả đường, hội thu tổ chức vào 15 tháng Chín có tục đánh cá thờ, chọn những con cá lớn và đẹp dể dâng cúng, cầu phúc thần ban cho mưa thuận gió hòa, mọi điều tốt lành.

Rằm tháng Ba Âm lịch, ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng có lễ hội diều Bá Giang, nhắc nhở và tôn vinh ông Nguyễn Cả, người có công lớn giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn mười hai sứ quân, đem lại cuộc sống thanh bình cho dân chúng. Trong phần lễ có nghi thức trình diều, lễ dâng cúng bánh giầy và các phẩm vật. Trong phần hội có các trò chơi truyền thống như thổi cơm thi bằng niêu đất, vừa đi vừa nấu sao cho cơm chín dẻo, không sống, không khê. Trò chơi chủ yếu là thi thả diều, diều của ai đẹp và bay cao, có tiếng sáo vi vu hay nhất thì sẽ được Ban giám khảo trao cho giải thưởng. Hội thi diều thành công sẽ báo trước một năm mới đầy may mắn.

Lễ hội Giã La cũng rất nổi tiếng. Quy mô của nó đã được khẳng định qua câu ca dao:

Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy

Vui thì vui vậy, chẳng tày Giã La.

Giã La có nghĩa là ngày tan hội của hai làng La Nội và Ỷ La, thuộc xã Dương Nội, huyện Hoài Đức. Lễ hội này được tiến hành vào mùng 6 tháng Giêng hằng năm để dân chúng bày tỏ lòng thành kính với vị Thành Hoàng chung là Dương Cành, ngày xưa đã có công giúp vua Hùng dựng nước. Sau phần nghi lễ long trọng là các trò diễn dân gian tái hiện hành động anh hùng của Dương Cảnh diệt hổ ác trừ họa lớn. Cỗ kiệu sơn son thiếp vàng lộng lẫy lót da hổ được trân trọng diễu hành trong không khí nô nức, hào hứng của nhân dân trong vùng và đông đảo du khách đến tham gia. Các trò chơi đề cao tinh thần đoàn kết và thượng võ như kéo co, đấu vật, cờ người… diễn ra sôi nổi, tưng bừng suốt mấy ngày liền. Đúng là vui như hội!

Các lễ hội và trò chơi dân gian ở quê em đa dạng, phong phú, muôn màu muôn vẻ chứng minh cho truyền thống lịch sử, văn hóa và phong tục tập quán tốt đẹp có từ ngàn đời nay của dân tộc Việt. Qua đó, tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước, nghĩa đồng bào càng thêm gắn bó và khẳng định sức mạnh trí tuệ, sức mạnh đoàn kết dựng nước và giữ nước của dân tộc tạo thành một nguồn sống bất diệt – không gì ngăn cản nổi.

Mong mỏi mãi, năm nay em mới được cha mẹ cho đi một chuyến hành hương về cội nguồn. Đi thăm đền Hùng vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Qua cầu Bạch Hạc, thuộc đất Vĩnh Phú, đã thấy ngọn núi Hùng cao lồng lộng in lên trên nền trời. Xung quanh là một dãy núi hùng vĩ, theo truyền thuyết thì đó là đàn voi quy phục về đất Tổ, nhưng có một con quay đuôi lại bị nhát dao chém vào đuôi đến nay còn dấu tích.

Đúng là một ngày hội, các cụ, các bà thì khăn đóng, áo dài, các anh các chị thì mặc những bộ quần áo nẹp đỏ cổ kính thời xưa rước kiệu ở các nơi về đền chính. Trời tháng ba mát mẻ, vầng dương chiếu xuống cây côi um tùm, rừng sơn, rừng cọ sum suê, xanh mướt như ngọn núi Nghĩa Lĩnh vẫn ngạo nghễ uy nghi một cách khác thường. Mỗi đám rước đi theo kiệu sơn son thiếp vàng, là đoàn người chiêng, trống âm vang cả một vùng. Cổng đền Hùng ở chân núi phía tây, muốn thăm các đền phải leo rất cao, cả thảy 495 bậc đá ong, uốn lượn theo triền núi.

Đền Hùng có mấy bậc cấp. Dưới cùng là đền Giếng có hai giếng nước tương truyền là giếng tắm của công chúa Mị Nương, con gái vua Hùng Vương đời thứ 18. Lên cao nữa là đền Hạ, theo cô thuyết minh, nơi đây là nơi bà Âu Cơ sinh trăm người con, chia nhau đi làm chủ các vùng, người con cả ở lại làm vua Hùng.

Lên cao gần 200 bậc nữa thì đến đền Trung, tương truyền đây là nơi vua Hùng cùng với các Lạc hầu, Lạc tướng bàn việc nước hệ trọng. Đến đền Hùng Vương thứ 6 còn thờ Phù Đổng nữa. Rồi lên cao hơn 100 bậc nữa là ngọn núi Hùng nơi thờ trời đất…

Giỗ Tổ vào mùa xuân, cho nên người ta còn sắm lễ bánh chưng, bánh giầy, xôi, gà, hoa quả và còn cả cái không khí mùa xuân hội hè tấp nập. Người ta đi thăm đất Tổ để nhớ lại cội nguồn, và dâng lên tổ tiên tấm lòng thành kính của mình bằng nén hương, lễ vật theo tục lệ, bất cứ ai, dù theo đạo Phật, đạo Gia tô, người Mường hay người Kinh, người Thổ v.v... đều về đây với một tâm niệm về với cội nguồn dân tộc.

Bởi vậy, sau lời phát biểu của Bộ trưởng Văn hóa Trần Hoàn nói về ý nghĩa cội nguồn dân tộc là các cuộc vui mở ra nhiều hình, nhiều vẻ... Các cô gái Mường thì lấy chày như cây gậy sơn đỏ xanh gõ xuống mặt trống xen lẫn với đoàn người đánh chiêng cồng theo một nhịp điệu nghe lạ tai, hay hay. Lại có cả đám nam nữ thanh niên lấy chày gõ xuống cái máng gỗ nhịp nhàng, rồi múa lân, múa sư tử, nhảy sạp rất vui.

Đến dây cha mẹ em và bao nhiêu người khác ai cũng có nét mặt rạng rỡ, vui vẻ và những câu chuyện thường hay nói đến cái thời ấy “xã tắc vững bền, vua tôi hòa thuận”, còn biết bao nhiêu truyền thuyết thú vị nữa không sao nhớ hết.

Như câu chuyện dưới chân núi làng Thậm Thình có một truyền thuyết viết lại bằng thơ mà em chỉ thuộc được mấy câu:

Vua Hùng một sớm đi săn

Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này.

Dân dâng một quả xôi đầy

Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi.

Buổi tối, pháo hoa rực rỡ in lên nền trời nhưng cuộc vui vẫn chưa kết thúc. Hát hò, nhảy múa, lễ bái vẫn tấp nập ồn ào.

Ra về mà lòng em còn nhớ mãi một chuyến đi thú vị. Em thật sự trông thấy được đất Tổ dã có từ mấy nghìn năm. Ở đây hầu như là đồi núi nhưng cũng có đồng lúa bát ngát và dòng sông mênh mông... Núi non hùng vĩ, đường đi uốn khúc quanh co, xứng đáng là một thủ đô của thời xa xưa.

Có thể nói Việt Nam là đất nước của nhiều lễ hội. Trong dịp Tết Nguyên Đán, hầu như ở khắp các địa phương đều tổ chức lễ hội mùa xuân với những trò chơi dân gian vui tươi, bổ ích và giàu ý nghĩa. Đây cũng là phong tục tập quán tốt đẹp đã có từ lâu đời của nhân dân ta. Tỉnh Hà Tây quê em (nay thuộc Hà Nội) có những lễ hội nổi tiếng được nhiều người biết đến.

Trước hết phải kể tới lễ hội chùa Hương. Chùa Hương là một quần thể danh lam thắng cảnh thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Tạo hóa đã hào phóng ban phát cho nơi đây một vẻ đẹp thần tiên hiếm có. Những dãy núi đá vôi tím biếc, trập trùng, quanh năm mây phủ, nổi bật trên đồng ruộng xanh ngắt, bao la, đúng là sơn thủy hữu tình. Động Hương Tích và hàng chục ngôi chùa cổ cheo leo trên sườn núi đá, ẩn mình giữa không gian tĩnh lặng, thanh khiết vô cùng! Sau Tết, chùa Hương mở hội. Lễ hội kéo dài suốt từ mùng 6 tháng Giêng đến tận 15 tháng Ba Âm lịch. Hàng chục vạn du khách từ muôn phương đổ về đây lễ Phật cầu may và ngắm cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ, để cho tâm hồn lâng lâng thanh thoát, trút sạch những vướng bận đời thường, thêm yêu cuộc sống.

Chùa Thầy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai thờ Đức Phật Thích Ca và Thiền sư Từ Đạo Hạnh với hóa thân ba kiếp sống của ông. Lễ hội chùa Thầy diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Ba Âm lịch với rất nhiều trò vui như đấu vật, cờ người, đánh đu… Đặc biệt là trò múa rối nước biểu diễn ở thủy đình trước sân chùa thu hút đông đảo người xem. Nhân vật chú Tễu với mái tóc trái đào và nụ cười tươi rói tượng trưng cho tinh thần lạc quan của người lao động.

Cùng dịp này còn có lễ hội chùa Tây Phương. Tây Phương là ngôi chùa nổi tiếng bởi nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tượng tinh xảo, được xây dựng cách đây đã mấy trăm năm trên ngọn đồi Câu Lậu, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất. Mùng 6 tháng Ba Âm lịch, chùa Tây Phương mở hội đón khách hành hương viếng chùa, thăm tượng, lễ Phật và cầu mong mọi sự tốt lành cho năm mới.

Từ thị xã Sơn Tây đi vào thôn Vân Gia khoảng hai cây số, đền Và thờ Sơn Tinh uy nghi tọa lạc trên gò đất cao hình con rùa quay đầu về hướng Đông xung quanh là rừng lim cổ thụ. Lễ hội đền Và hằng năm được tổ chức làm hai đợt (xuân thu nhị kì). Hội xuân ngày 15 tháng Giêng có tục rước kiệu Đức Thánh Tản từ đền Và sang đền Dội bên kia sông Hồng. Kiệu do các thanh niên trai tráng khiêng đi giữa đám rước hàng ngàn người kéo dài qua các ngả đường, hội thu tổ chức vào 15 tháng Chín có tục đánh cá thờ, chọn những con cá lớn và đẹp dể dâng cúng, cầu phúc thần ban cho mưa thuận gió hòa, mọi điều tốt lành.

Rằm tháng Ba Âm lịch, ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng có lễ hội diều Bá Giang, nhắc nhở và tôn vinh ông Nguyễn Cả, người có công lớn giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn mười hai sứ quân, đem lại cuộc sống thanh bình cho dân chúng. Trong phần lễ có nghi thức trình diều, lễ dâng cúng bánh giầy và các phẩm vật. Trong phần hội có các trò chơi truyền thống như thổi cơm thi bằng niêu đất, vừa đi vừa nấu sao cho cơm chín dẻo, không sống, không khê. Trò chơi chủ yếu là thi thả diều, diều của ai đẹp và bay cao, có tiếng sáo vi vu hay nhất thì sẽ được Ban giám khảo trao cho giải thưởng. Hội thi diều thành công sẽ báo trước một năm mới đầy may mắn.

Lễ hội Giã La cũng rất nổi tiếng. Quy mô của nó đã được khẳng định qua câu ca dao:

Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy

Vui thì vui vậy, chẳng tày Giã La.

Giã La có nghĩa là ngày tan hội của hai làng La Nội và Ỷ La, thuộc xã Dương Nội, huyện Hoài Đức. Lễ hội này được tiến hành vào mùng 6 tháng Giêng hằng năm để dân chúng bày tỏ lòng thành kính với vị Thành Hoàng chung là Dương Cành, ngày xưa đã có công giúp vua Hùng dựng nước. Sau phần nghi lễ long trọng là các trò diễn dân gian tái hiện hành động anh hùng của Dương Cảnh diệt hổ ác trừ họa lớn. Cỗ kiệu sơn son thiếp vàng lộng lẫy lót da hổ được trân trọng diễu hành trong không khí nô nức, hào hứng của nhân dân trong vùng và đông đảo du khách đến tham gia. Các trò chơi đề cao tinh thần đoàn kết và thượng võ như kéo co, đấu vật, cờ người… diễn ra sôi nổi, tưng bừng suốt mấy ngày liền. Đúng là vui như hội!

Các lễ hội và trò chơi dân gian ở quê em đa dạng, phong phú, muôn màu muôn vẻ chứng minh cho truyền thống lịch sử, văn hóa và phong tục tập quán tốt đẹp có từ ngàn đời nay của dân tộc Việt. Qua đó, tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước, nghĩa đồng bào càng thêm gắn bó và khẳng định sức mạnh trí tuệ, sức mạnh đoàn kết dựng nước và giữ nước của dân tộc tạo thành một nguồn sống bất diệt – không gì ngăn cản nổi.

Mahakali Mantra (Kali)
3 tháng 2 2019 lúc 21:54

Mỗi vùng quê, mỗi mảnh đất đều có những phong tục tập quán riêng. Và những ngày hội là điều làm nên nét riêng vốn có ấy. Ở quê em cũng vậy, hằng năm cứ vào dịp tết đến lại có ngày hội tổ chức các trò chơi dân gian để mọi người cùng vui chơi và giải trí.

Trò chơi dân gian được làng em tổ chức vào dịp mùng 3 Tết hằng năm, khi tiết trời mùa xuân đang ôm lấy cả đất trời. Không khí tươi mới, rạo rực, niềm vui luôn hiển hiện trên nụ cười của mỗi người. Những trò chơi dân gian được tổ chức tại sân kho của làng. Đó là một cái sân bằng đất rất rộng, đủ để mọi người vui chơi nhiều trò. Nào là trò vất cù, trò chơi chuyền, trò ném pháo đất, trò đấu vật. Mỗi trò đều có một nét đặc trưng riêng tạo nên không khí tưng bừng và phấn khởi nhất.

Đây là lễ hội lớn nhất trong một năm của làng quê em. Có thể nói đây là ngày lưu giữ lại trong lòng người nhiều cảm xúc nhất. Vừa có cái gì đó tươi mới, vừa có cái gì đó gợi lại những điều xưa cũ. Những người đi trước luôn vẫn cảm thấy điều này khi xem các trò chơi dân gian diễn ra.

Những đứa trẻ chúng em chỉ biết thích thú nhìn người lớn chơi và reo hò ầm ĩ. Dù thắng hay thua thì mọi người vẫn luôn giữ được niềm vui và nụ cười ở trên môi. Bởi rằng ngày Tết, tổ chức lễ hội là để ôn lại truyền thống, để gìn giữ và phát huy hơn nữa nét đẹp truyền thống đối với thế hệ trẻ.

Trò chơi nào cũng thu hút được người xem, tuy nhiên lớn nhất vẫn là trò chơi đánh đu. Ai đu cao hơn sẽ giành chiến thắng. Nhiều lúc em có cảm tưởng như người ta sắp rơi khỏi dây vì đu lên quá cao. Trò chơi ném pháo đất với tiếng nổ lớn, vang xa cũng khiến nhiều người xem thích thú.

Người chơi ai cũng nỗ lực chơi hết mình, không mong dành chiến thắng nhưng mang đến cho người xem nhiều tiếng cười cũng như dư âm thú vị sau khi kết thúc. Cứ thế sân kho của làng trở nên đông đúc trong tiết trời se lạnh của những ngày Tết. Ai cũng háo hức, vui mừng khi được đắm chìm trong không khí vui tươi và an lành như thế này.

Mọi người cùng chúc nhau những lời chúc tốt đẹp sau khi lễ hội kết thúc và trao cho nhau những phong bao lì xì đầy may mắn.

k cho mk nha! Các bn giúp mk lên điểm hỏi đáp nha! ai k, gửi tin nhắn cho mk, mk k lại!

NgThiKhanhLynh ♓
4 tháng 2 2019 lúc 21:38

Nhắc đến lễ hội, em lại nhớ đến lễ hội đua thuyền được tổ chức hằng năm, cạnh cầu Đà Rằng trên sông Ba, con sông hiền hoà chảy qua tỉnh Phú Yên quê em.

Khi mà mọi thí sinh ở các chiếc thuyền đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ, một tiếng súng vang lên. Chẳng nói, chẳng rằng, tất cả mọi người trên các chiếc thuyền đều ra sức chèo, mồ hôi rơi ướt đẫm lưng họ, xung quanh là tiếng cổ vũ, reo hò đầy nhiệt tình của mọi người. Những chiếc thuyền rẽ nước lao đi, khiến cho mặt nước vốn dĩ hiền hoà, phẳng lặng nay bỗng nổi sóng cuồn cuộn lên. Những thí sinh chèo càng lúc càng nhanh, càng hăng say hơn. Gần tới đích rồi! Bỗng một chiếc thuyền bức phá về đích, các chiếc thuyền khác cũng cố gắng chạy thật nhanh không kém. Đây đúng là lúc mà mọi người hăng hái, hồi hộp nhất trong suốt cả chặng đường đua. Một chiếc thuyền về đích trước tiên, nhưng chưa phải thế là xong. Họ còn phải cử một người chạy thật nhanh về đích, gắn lá cờ vào vị trí của mình trước nhất là thắng. Những người chiến thắng vui mừng khuôn xiết, nét rạng rỡ trên khuôn mặt họ như xua tan đi nỗi mệt nhọc. Khi lễ hội kết thúc, mọi người đều ra về trong một vẻ phấn khởi vô cùng.

Lễ hội đua thuyền ở quê em là như thế đấy!


Các câu hỏi tương tự
nguyễn thị thanh mai
Xem chi tiết
Nguyễn ngọc
Xem chi tiết
Bảo Quoc
Xem chi tiết
Le Pham Phuc Thanh
Xem chi tiết
Nguyen thi bích ngọc
Xem chi tiết
nguyễn thị trâm anh
Xem chi tiết
nguyễn thị trâm anh
Xem chi tiết
Ngọc Kyla
Xem chi tiết
siêu nhân
Xem chi tiết