Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngọc Thanh Duy

Tả buổi tham quan di tích lịch sử (đền Hùng)

 

Premis
4 tháng 4 2018 lúc 5:52

“Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lạilàm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dângian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứmười tám, thường tới gội đầu tại đó.Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chínhhội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡcủa bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đáhuyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của VĩnhPhú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

Xem nội dung đầy đủ tại:https://123doc.org/document/1247283-ta-buoi-tham-quan-di-h-lich-su-den-hung-van-mau.htm

ʚ_0045_ɞ
4 tháng 4 2018 lúc 5:59

“Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”
 

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

Taki
4 tháng 4 2018 lúc 8:12

“Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lạilàm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dângian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứmười tám, thường tới gội đầu tại đó.Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chínhhội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡcủa bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đáhuyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của VĩnhPhú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

Lucy Hearfilia
4 tháng 4 2018 lúc 9:16

“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Lễ hội đền Hùng từ lâu đã trở thành một lễ hội thiêng liêng lớn nhất của dân tộc Việt Nam, đó là dịp người dân ở khắp các nơi cùng đổ về làm lễ cúng bái để tỏ lòng biết ơn với các vua Hùng. Năm nay, lần đầu tiên em được cùng gia đình đi tham quan khu di tích lịch sử cấp quốc gia – đền Hùng.

Đền Hùng nằm ở đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây được núi rừng bao bọc nên khung cảnh trở nên rất kín đáo, linh thiêng, xứng đáng là nơi yên bình tao lạc của các vị vua Hùng. Ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương là ngày mùng mười tháng ba âm lịch, nhưng mọi người từ khắp các nơi đã đổ về đây từ ngày mùng một và kéo dài đến hết ngày mùng mười. Gửi xe xong, khách du lịch phải đi bộ một quãng khá dài để vào trung tâm của lễ hội. Xung quanh là các quán bán hàng đồ lưu niệm như quần áo, sách vở, vòng tay bằng đá,..đều khắc những chữ viết riêng của khu lễ hội.
Đền Hùng có ba khu di tích chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng được sắp xếp từ dưới lên trên theo đường đi của du khách. Con đường lên các đền thờ giống như được làm theo đường đi lên núi, mọi thứ đều được bao quanh bởi nhiều cây cổ thụ có khi đã hàng trăm tuổi, cành lá xum xuê. Đặc biệt trên mỗi thân cây đều có treo một tấm biển ghi tên và lịch sử ra đời của nó. Đi được vài chục mét sẽ có một tấm biển ghi câu tục ngữ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là câu : “ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “ Chim có tổ người có tông”. Đến đền Hùng mới thấy được nét đẹp văn hóa của người Việt. Mọi người luôn có ý thức trên đường đi, không vứt rác bừa bãi, không xô đẩy ở nơi thiêng liêng, ai cũng có tâm nguyện bái cúng tổ tiên vừa để tỏ lòng biết ơn, vừa để cầu may mắn, sức khỏe cho người thân. Các bậc đá dẫn lối đi đến các đền thờ được xây giống như những cầu thang nối tiếp nhau trả dài, khi đi lên khá vất vả, vì vậy dọc đường có nhiều ghế đã làm bằng gỗ cây cho du khách ngồi nghỉ.

Đền thờ đầu tiên là đền Hạ, đền hạ có kiến trúc khá đơn sơ và dường như được xây dựng từ khá lâu. Tương truyền đây là nơi mẹ Âu cơ sinh ra bọc trứng một trăm người con từ đó khai sinh ra đồng bào ta. Trước khi vào làm lễ, mọi người thường viết những tờ sớ màu vàng rồi thả vào bình nhang to để đốt. Sau khi làm lễ xong, nhiều người sẽ nghỉ ngơi ở những chiếc ghế đá xung quanh để lấy sức tiếp tục leo lên đền Trung. Từ đền Hạ đến đền Trung quãng đường ngắn hơn so với từ nơi bắt đầu đi đến đền Hạ. Tương truyền đây là nơi vua Hùng cùng các vị tướng thường họp bàn việc nước. Sau khi làm lễ ở đền Trung, mọi người lại tiếp tục leo lên đền Thượng, dù bên ngoài trời nắng nóng nhưng cây cối ở đây rậm rạp tỏa bóng mát khiến cho không khí trở nên dễ chịu hơn. Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, đây là nơi có đền thờ của vua Hùng đời thứ sáu. Bố em kể ngày xưa đền Thượng từng bị quân giặc tàn phá nhưng sau đó nhân dân đã góp công góp sức để khôi phục lại.

Sau khi làm lễ ở đền Thượng, mọi người không phải quay trở lại con đường đã đi để xuống chân núi mà tiếp tục đi vòng xuống đền Giếng. Nếu khi leo lên mọi người có khá vất vả thì đường đi xuống lại thoải mái hơn nhiều. Mọi người có thể vừa đi vừa ngắm khung cảnh xung quanh . Đền Giếng có hình tròn giống y như một chiếc Giếng cùng với mái che cổ kính, nước của Giếng khá trong. Tương truyền ngày xưa mẹ Âu Cơ thường tắm cho các con ở giếng này. Vào ngày lễ chính của giỗ tổ Hùng Vương nên có rất nhiều hoạt động diễn ra, có cả chương trình cắt bánh chưng cho người dân đi làm lễ ở đền hay chương trình trình diễn múa hát con rồng cháu tiên. Đây là những hoạt động thường niên để dâng hương bái tế các vua Hùng. Những người dâng hương bái tế vua Hùng thuộc đông đảo các tầng lớp nhân dân, từ trẻ nhỏ đến người già. Thế mới biết người dân Việt Nam từ khi sinh ra đã được dạy dỗ về nguồn cội của mình. Trong lễ hội vua Hùng còn có sự xuất hiện của các du khách nước ngoài. Họ đến đây không chỉ để tham quan mà còn để tìm hiểu về một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt. Đền Hùng còn có nhiều khu di tích nữa như : Cột đá thề, đền thờ Lạc Long Quân,.. để du khách sau khi làm lễ ở các đền thờ chính có thể đến đây tham quan và tìm hiểu lịch sử dân tộc.

Trên đường đi xuống chân núi là nhiều tốp người đang ngồi nghỉ ở các tảng đá hoặc chụp ảnh kỉ niệm ở các dòng suối mát. Nước suối ở đền Hùng mát lạnh và rất trong, có thể nhìn thấy cả đá ở dưới. Ở đây còn có nhiều nơi mở cửa cho du khách vui chơi và tắm suối. Lễ giỗ tổ Hùng Vương diễn ra hàng năm đã trở thành lễ hội thiêng liêng không thể thiếu của văn hóa dân tộc.


Các câu hỏi tương tự
Đỗ Kiều Minh Ngọc
Xem chi tiết
Trang anh
Xem chi tiết
Đỗ Kiều Minh Ngọc
Xem chi tiết
Phạm Thị Thanh Huyền
Xem chi tiết
nlam
Xem chi tiết
nguyen thu trang
Xem chi tiết
0o0 Ngốk 0o0
Xem chi tiết
Phùng Thùy Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Vũ
Xem chi tiết