Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Đoan Trang

Suy nghĩ của em về câu chuyện

Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…

Người thầy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài là…

- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…

 

Huỳnh Quang Sang
20 tháng 3 2019 lúc 19:54

Mở bài:

- Dẫn dắt và nêu được truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam từ xưa đến nay.

- Nêu khái quát cảm nhận của em về ý nghĩa câu chuyện

Thân bài:

* Những điều rút ra từ câu chuyện: 

- Câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn… nhưng chứa đựng ý nghĩa triết lí lớn lao: lòng biết ơn và cách đối nhân xử thế thấu tình, đạt lí giữa con người với con người. 

- Người học trò tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng (một vị danh tướng) nhưng vẫn luôn nhớ tới những người thầy đã dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Việc người học trò  trở về thăm trường,  gặp thầy giáo cũ và có những cách ứng xử rất khiêm tốn và đúng mực, thể hiện thái độ kính trọng và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy giáo mình. Ngay cả khi người thầy giáo già gọi vị tướng là ngài  thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô (con – thầy).

 - Ngược lại, người thầy giáo cũ lại rất tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò cũ nên gọi vị tướng là ngài. Đây là cách xưng hô lịch sự, cách đối nhân xử thấu tình đạt lí. 

* Bình luận:

- Trong cuộc sống cần phải thể hiện rõ lòng biết ơn với những người đã giáo dục, dạy dỗ hay giúp đỡ mình. Lòng biết ơn thể hiện ở những hành động, lời nói, cử chỉ, thái độ...

- Cách cư xử, xưng hô giữa con người với con người cũng thể hiện nét đẹp của văn hóa giao tiếp.

- Biết ơn những người đã dạy dỗ mình là đạo lý tốt đẹp trong xã hội. Hãy sống đẹp, có cách cư xử đúng mực đó là một trong những con đường để hoàn thiện nhân cách con người.

 (HS có thể lấy dẫn chứng trong cuộc sống và qua các tác phẩm văn học để làm rõ các ý trên)

* Liên hệ mở rộng  rút ra bài học: 

- Đề cao bài học đạo lí biết ơn thầy cô,  tinh thần “tôn sư trọng đạo” và truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. 

- Xã hội văn minh luôn đề cao lối sống đẹp, hành vi ứng xử có văn hóa.

-  Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay vẫn có những con người có hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn với  thầy cô; trong quan hệ giao tiếp có những lời lẽ phát ngôn, xưng hô thiếu chuẩn mực…

- Nêu những việc làm, hành động cụ thể của bản thân để thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo.

Kết bài

 Từ câu chuyện, học sinh rút ra được bài học nhân sinh sâu sắc: lòng biết ơn, cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí là nét đẹp trong tâm hồn, nhân cách của con người.

Cấn Minh Vy
3 tháng 6 2021 lúc 21:06

 +)Ý nghĩa rút ra từ câu chuyện:

Một câu chuyện rất ngắn kể về người học trò cũ ghé thăm trường nay đã trở thành một người có tiếng, quyền cao chức trọng nhưng ông không quên những người thầy đã từng dạy dỗ mình để mình có được như ngày hôm nay. Chính vì vậy, khi gặp lại thầy giáo cũ, ông luôn  kính cẩn, lễ phép và xưng hô là con với thầy. Con có chức vị cao sang thì thầy vẫn phải là thầy mà trò vẫn chỉ là trò.

Bài học được rút ra từ câu chuyện trên: “Tôn sư trọng đạo”, “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”,  chúng ta phải luôn luôn thể hiện sự kính trọng, phải giữ đúng đạo làm trò đối với người thầy – cô của mình dù mình có chức vụ, địa vị cao như nào chăng nữa.

+)Bình luận:

- Nếu truyền thống “Tôn sư trọng đạo” bị mai một thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nền giáo dục và đời sống văn hóa của xã hội. Có kính trọng thầy mới học được những tri thức của người thầy để rồi sẽ giỏi và thành công như vị tướng kia.

- Nhưng trong xã hội hiện nay, nhiều học trò không còn giữ được đạo lí đó. Có rất nhiều có những hành vi, ứng xử không đúng với thầy – cô giáo. Điều đó làm ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy – trò, chất lượng dạy và tương lai của đất nước.

+) Bài học cuộc sống:

- Chúng ta phải luôn luôn biết ơn những người đã dạy dỗ mình.

- Biết tri ân, biết đối nhân xử.

- Bản thân phải luôn nhận thức đúng đắn và giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó.

Khách vãng lai đã xóa
Lê Phương Nhung
3 tháng 6 2021 lúc 22:25

Một câu chuyện rất ngắn kể về người học trò cũ ghé thăm trường nay đã trở thành một người có tiếng, quyền cao chức trọng nhưng ông không quên những người thầy đã từng dạy dỗ mình để mình có được như ngày hôm nay. Chính vì vậy, khi gặp lại thầy giáo cũ, ông luôn  kính cẩn, lễ phép và xưng hô là con với thầy. Con có chức vị cao sang thì thầy vẫn phải là thầy mà trò vẫn chỉ là trò. ** Ý nghĩa : - Nếu truyền thống “Tôn sư trọng đạo” bị mai một thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nền giáo dục và đời sống văn hóa của xã hội. Có kính trọng thầy mới học được những tri thức của người thầy để rồi sẽ giỏi và thành công như vị tướng kia. - Nhưng trong xã hội hiện nay, nhiều học trò không còn giữ được đạo lí đó. Có rất nhiều có những hành vi, ứng xử không đúng với thầy – cô giáo. Điều đó làm ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy – trò, chất lượng dạy và tương lai của đất nước. ** Thông điệp gửi gắm tới người đọc: “Tôn sư trọng đạo”, “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”,  chúng ta phải luôn luôn thể hiện sự kính trọng, phải giữ đúng đạo làm trò đối với người thầy – cô của mình dù mình có chức vụ, địa vị cao như nào chăng nữa. ** Bài học cuộc sống: - Chúng ta phải luôn luôn biết ơn những người đã dạy dỗ mình. - Biết tri ân, biết đối nhân xử. - Bản thân phải luôn nhận thức đúng đắn và giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trang08978675645342312
Xem chi tiết
Trang08978675645342312
Xem chi tiết
Trang08978675645342312
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Hương
Xem chi tiết
TRƯƠNG THỊ THANH HỒNG
Xem chi tiết
 ๛๖ۣۜMĭη²ƙ⁸࿐
Xem chi tiết
Trần Ngọc Mỹ Anh
Xem chi tiết
ACEquocanh2211
Xem chi tiết
Nakamori Aoko
Xem chi tiết