Hiệp định cụ thể hóa 4 mục tiêu: i) đảm bảo các điều kiện và thúc đẩy sự phát triển của thương mại – đầu tư song phương, ii) hỗ trợ sự phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam, iii) tăng cường hợp tác kinh tế, trong đó có bao gồm việc hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam nhằm hướng tới nền kinh tế thị trường, và iv) hỗ trợ Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường và quản trị bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
1996: Ủy ban châu Âu thành lập Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam. 1997: Việt Nam tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN – EU. 2003: Việt Nam và EU chính thức tiến hành đối thoại nhân quyền. 2004: Hội nghị Cấp cao Việt Nam - EU lần thứ I tại Hà Nội. 2005: Việt Nam thông qua Đề án tổng thể và Chương trình hành động đến 2010 và định hướng tới 2015 về quan hệ Việt Nam - EU 2007: Tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA). 2008: Đàm phán Hiệp định PCA Việt Nam - EU 2010: Ký tắt Hiệp định PCA Việt Nam - EU.[2]Tháng 6 năm 2012, Hiệp Định Đối Tác và Hợp Tác Toàn Diện EU-Việt Nam (PCA), được ký kết, thể hiện cam kết của Liên minh châu Âu trong việc tiến tới mối quan hệ hiện đại, trên diện rộng và cùng có lợi với Việt Nam. Hiệp định PCA mở rộng hơn nữa phạm vi hợp tác EU-Việt Nam trên các lĩnh vực như thương mại, môi trường, năng lượng, khoa học và kỹ thuật, quản trị công hiệu quả, cũng như du lịch, văn hóa, di cư và cuộc chiến chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức
bn dựa vào những thông tin dưới để viết đoạn văn nha