Các đoạn thơ/ văn có phép điệp ngữ:
- Câu văn: Có cái gì đơn giản hơn sự thật và có cái gì dễ mất hơn sự thật.
+ Phân tích tác dụng: thể hiện tinh tế điều sự thật là hiển nhiên trong cuộc sống, rất đơn giản nhưng cũng lại là điều dễ dàng mất đi khi phần đông con người ta chứng minh nó sai hoặc chối bỏ nó. Đồng thời làm cho câu văn mang tính nghệ thuật sâu sắc cao, câu từ có sự liên kết mạch lạc chặt chẽ nhưng không vấp lỗi "lặp từ". Từ đó dễ dàng gây ấn tượng, hấp dẫn trong lòng người nghe người đọc.
- Câu văn: Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
+ Phân tích tác dụng: thể hiện rõ nỗi niềm mong muốn tột bậc của một vị lãnh tụ vĩ đại về việc đất nước độc lập, tự do đồng bào sống no đủ ai cũng được học hành. Đồng thời bộc lộ rõ tình cảm chân thành của tác giả dành cho đất nước, người dân Việt ta. Qua đó tăng giá trị truyền đạt đến người nghe, người đọc.
- Đoạn thơ:
"Mồ hôi mà đổ xuống
Lúa mộc trùng trùng sáng cả đồi hang
Mồ hôi mà đổ xuống vườn
Dâu xanh là tốt vấn vương tơ tằm
Mồ hôi mà đổ xuống đầm,
Cá lội dước nước, rau nằm phía trên."
+ Phân tích tác dụng: nhấn mạnh sức lao động vất vả cực nhọc của người nông dân để tạo ra những thành quả lao động như lúa, dâu, cá, rau. Qua đó tăng giá trị gợi hình gợi cảm cho câu thơ đồng thời tăng tính liên kết, mạch lạc cho sự diễn đạt, hấp dẫn đọc giả hơn.