Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:
– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi ý sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.So sánh các văn bản 2, 3 (ở mục I) với:
- Một bài học trong sách giáo khoa thuộc môn học khác.
- Một đơn xin nghỉ học hoặc một giấy khai sinh.
* Từ sự so sánh các văn bản trên, hãy rút ra nhận xét về những phương diện sau:
a) Phạm vi sử dụng của mỗi loại văn bản trong hoạt động giao tiếp xã hội.
b) Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loại văn bản.
c) Lớp từ ngữ riêng được sử dụng trong mỗi loại văn bản
d) Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản.
Cảm hứng nghệ thuật của văn bản văn học là gì?
A. Là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản.
B. Là tình cảm, hứng thú của tác giả thể hiện qua văn bản.
C. Là những tình cảm, hứng thú được thể hiện một cách nghệ thuật.
D. Là tất cả những trạng thái cảm xúc của tác giả và nhân vật.
qua văn bản truyện an dương vương và mị châu - trọng thủy và văn bản uylitxơ trở về, so sánh điểm giống nhau giữa thể loại sử thi và thể loại truyền thuyết
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động cơ bản nhất của con người. Nó bao gồm ba quá trình: sản sinh văn bản, truyền tải văn bản và lĩnh hội văn bản.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đọc các văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn” và “Bưởi Phúc Trạch" để thể hiện các yêu cầu của SGK
a. Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản
b. Các ý chính tạo thành nội dung của từng văn bản:
c. Phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản. Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy.
d. Nêu các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh
ĐỀ SỐ 1. CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LẦN 3
“Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”.
(Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục)
Đọc văn bản trên và cho biết:
a.Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản (0,5 điểm)?
b.Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn bản? Phân tích hiệu quả nghệ
thuật của thủ pháp nghệ thuật đó. (1,0 điểm).
c.Đoạn văn bản trên đã thực hiện những nét đặc sắc nào của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân?
(0,5 điểm)
Văn bản quảng cáo là văn bản thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thu hút và thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi của sản phẩm, dịch vụ mà ham thích mua hàng và sử dụng dịch vụ đó.
Hãy đọc các quảng cáo sau đây và trả lời các câu hỏi. (trang 142 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a) Các văn bản trên quảng cáo về điều gì ?
b) Anh (chị) thường gặp các loại văn bản đó ở đâu ?
c) Hãy kể thêm một vài văn bản cùng loại.