Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Eirian Dayy

Sự gặp gỡ và khác biệt giữa hai bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu và Ngắm trăng của Hồ Chí Minh

Ngọc Khánh
25 tháng 1 2022 lúc 20:48

Bài thơ "Khi con tu hú" và bài thơ "Ngắm trăng" đều thể hiện lòng yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên cùng khát vọng tự do của những người tù cách mạng nhưng cách biểu hiện của tác giả Hồ Chí Minh khác với Tố Hữu. Thật vậy, nếu như Bác Hồ thể hiện lòng yêu cuộc sống và phong thái ung dung của mình qua một đêm ngắm trăng thì Tố Hữu lại thể hiện khát vọng tự do đến cháy bóng, để ngột ngạt, đến uất ức không chịu nổi nữa của mình. Ở bài thơ "Ngắm trăng", tác giả đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên của mình qua hai câu thơ đầu "Trong tù không rượu cũng không hoa/ Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ". Đây là tình yêu thiên nhiên của một người chiến sĩ cách mạng, luôn hướng về thiên nhiên dù cho đang trong tình cảnh tù đày khổ sở. Còn ở bài thơ "Khi con tu hú", tác giả đã thể hiện tình yêu thiên nhiên của mình bằng hàng loạt hình ảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, giàu sức sống: lúa chiêm, sáo diều, tiếng chim tu hú, bắp rây, nắng đào,.... Hình ảnh trăng và hình ảnh tiếng chim tu hú trong hai bài thơ đều là những hình ảnh trung tâm của bài thơ hay cũng là nguồn cơn tạo nên tình yêu thiên nhiên sâu sắc của hai nhà thơ. Tuy nhiên, hình ảnh trăng trong "Ngắm trăng" là hình ảnh tả thực còn hình ảnh thiên nhiên mùa hè mà Tố Hữu miêu tả có thể chỉ là bức tranh trong tưởng tượng của nhà thơ đang mất tự do mà thôi. Tiếp theo, về khát vọng tự do, phong thái ung dung của hai nhà thơ đều có những điểm khác nhau. Nếu như nhà thơ Hồ Chí Minh thể hiện cuộc vượt ngục tinh thần của mình bằng hai câu thơ kết thúc "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ/Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng? Còn nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện trực tiếp khát vọng tự do của mình bằng những từ thể hiện cảm xúc dữ dội "làm sao, thôi" hay động từ mạnh như "đạp tung, ngột, chết uất". Đó là những tâm trạng bột phát của nhà thơ Tố Hữu trong hoàn cảnh tù đầy bị tiếng chim tu hú khơi gợi xúc cảm khao khát tự do. Tóm lại, hai bài thơ đều thể hiện tình yêu thiên nhiên và khát vọng tự do của hai nhà thơ nhưng cách thể hiện khác nhau.


Các câu hỏi tương tự
 Nguyễn Thị Mai Hương
Xem chi tiết
* Moon Tea *  방탄소년단
Xem chi tiết
thien su
Xem chi tiết
36 Quỳnh Thy 8/8
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo	Nguyên
Xem chi tiết
Hoàng Thị Lan Nhi
Xem chi tiết
Mai Anh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Ngô Thu Thúy
Xem chi tiết