Văn bản chính luận sử dụng các phương tiện diễn đạt đặc trưng nào?
A. Sử dụng nhiều từ ngữ chính trị
B. Câu văn có kết cấu chuẩn mực, hệ thống lập luận rõ ràng, logic; ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu.
C. Sử dụng biện pháp tu từ giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn, sinh động.
D. Tất cả đều đúng
Cách thay đổi trật tự nhằm đạt hiệu quả diễn đạt nhấn mạnh được gặp nhiều nhất ở loại văn bản nào?
A. Truyện ngắn, tiểu thuyết
B. Thơ ca
C. Kịch
D. Văn bản nhật dụng
Văn bản tóm tắt văn bản nghị luận cần diễn đạt?
A. Ngắn gọn, súc tích, loại bỏ những thông tin không phù hợp
B. Đầy đủ
C. Bổ sung thêm
D. Cả A, B, C đều sai
Việc đảo trật tự thành phần của một số câu trong “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Chứ mang lại hiệu quả diễn đạt gì?
A. Nhấn mạnh vào thái độ sống ngất ngưởng, yêu đời của tác giả, bất chấp thế sự ra sao.
B. Nhấn mạnh khả năng thay đổi thứ tự các từ phau phau, dương dương, phới phới trong câu.
C. Cho thấy khả năng dùng từ láy rất biến hóa của tác giả trong thể hát nói.
D. Tăng cường hiệu quả liên kết và tính mạch lạc của bài thơ.
Nhận xét sau đúng hay sai?
“Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu”.
A. Đúng
B. Sai
Việc đưa tin cụ thể, chính xác thời gian, địa điểm cuộc thi và kết quả đạt được của đội tuyển ô–lim–pích Toán Việt Nam có tác dụng gì? Vì sao?
Trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh có câu: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.” Nhận định nào sau đây nói đúng hiệu quả diễn đạt của cách viết câu như vậy?
A. Cách viết rất tiết kiệm, một câu có thể biểu thị ba sự kiện.
B. Cách viết câu ghép không cần có từ nối là một sáng tạo độc đáo của tác giả.
C. Cách viết truyền cảm, tác động mạnh đến người đọc vì thể hiện được sự nối tiếp nhanh chóng của các sự kiện.
D. Cách viết rất hay vì đã dựa trên quy tắc ngữ pháp chung của tiếng Việt.
Phân tích bài Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ngữ văn 10, tập một, tr.23) để chứng minh: lời văn trong văn bản giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn nhưng diễn đạt nội dung phong phú, lập luận vững chắc.
Hình tượng nhân vật nào trong sáng tác của Nam Cao được xem như đạt tới mức của một “siêu điển hình ” nghệ thuật?
A. Lão Hạc
B. Chí Phèo
C. Hộ (Đời thừa)
D. Điền (Trăng sáng)