Lãnh Hàn Thiên Di

Soạn bài trang 35 SGK văn 6

bui xuan dieu
16 tháng 1 2019 lúc 19:24

trên hay dưới

phongth04a ha
16 tháng 1 2019 lúc 19:24

bạn lên vietjack hoặc loigiaihay nhé

~ Gril ~ ^_^
16 tháng 1 2019 lúc 19:25

I. Nghĩa của từ là gì?

Câu 1 – Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận? (Trang 35 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Đáp án:

Mỗi chú thích đã cho gồm 2 bộ phận:

– Chữ đậm: từ
– Chữ thường: giải thích nghĩa (sau dấu hai chấm).

Câu 2 – Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ? (Trang 35 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Đáp án:

- Bộ phận chữ thường, sau dấu hai chấm nêu lên nghĩa của từ.

Câu 3: Nghĩa của từ ứng với phần nào dưới đây:

– Hình thức
– Nội dung

Đáp án:

Từ là đơn vị có tính hai mặt trong ngôn ngữ:

– Mặt nội dung và mặt hình thức.
– Mặt nội dung chính là nghĩa của từ.

II. Cách giải thích nghĩa của từ

Câu 1: Đọc lại các chú thích đã dẫn ở phần  I

Đáp án:

- Học sinh đọc lại các chú thích ở phần I

Câu 2 – Mỗi chú thích trong câu 1, nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào? (Trang 35 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Đáp án:

Trong ba trường hợp chú thích trên, nghĩa của từ được giải thích theo hai kiểu:

– Trình bày khái niệm mà từ biểu thị (tập quán).

– Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ được giải thích (lẫm liệt, nao núng).

Soạn bài nghĩa của từ
 

III. Luyện tập

Câu 1 – Đọc lại một vài chú thích ở sau các văn bản đã học. Cho biết mỗi chú thích giải nghĩa từ theo cách nào?

Đáp án:

– Giải thích bằng khái niệm: quần thần, sứ giả, tre đằng ngà

– Giải thích bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa: ghẻ lạnh, hoảng hốt.

Câu 2 – Hãy điền các từ học hỏi, học tập, học hành, học lỏm vào chỗ trống trong những câu dưới đây cho phù hợp:

– …: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.
– …: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
– …: tìm tòi, hỏi han để học tập.
– …: Học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).

Đáp án:

– Học hành: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.
– Học lỏm: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
– Học hỏi: tìm tòi, hỏi han để học tập.
– Học tập: học văn hoá có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).

Câu 3: Điền các từ trung gian, trung niên, trung bình vào chỗ trống cho phù hợp:

– …: ở vào giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.
– …: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật,…
– …: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.

Đáp án:

– Trung bình: ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.
– Trung gian: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật,…
– Trung niên: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.

Câu 4: Giải thích các từ sau theo những cách đã biết:

– Giếng
– Rung rinh
– Hèn nhát

Đáp án:

– Giếng: là hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, là nơi chứa nước sinh hoạt hằng ngày.
– Rung rinh: là một chuyển động nhẹ nhàng và liên tiếp.
– Hèn nhát: là thiếu can đảm đến mức đáng khinh.

Câu 5: Đọc truyện sau đây và cho biết giải nghĩa từ mất như nhân vật Nụ có đúng không.

THẾ THÌ KHÔNG MẤT

Cô Chiêu đi đò với cái Nụ. Cái Nụ ăn trầu, lỡ tay đánh rơi ống vôi bạc của cô Chiêu xuống sông. Để cô Chiêu khỏi mắng mình, nó rón rén hỏi:

– Thưa cô, cái gì mà mình biết nó ở đâu rồi thì có thể gọi là mất được không cô nhỉ?

Cô Chiêu cười bảo:

– Cái con bé này hỏi đến lẩm cẩm. Đã biết là ở đâu rồi thì sao gọi là mất được nữa!

Cái Nụ nhanh nhảu tiếp luôn:

– Thế thì cái ống vôi của cô không mất rồi. Con biết nó nằm ở dưới đáy sông đằng kia. Con vừa đánh rơi xuống đấy.
(Theo Truyện tiếu lâm Việt Nam)

Đáp án:

– Mất hiểu theo ý của nhân vật Nụ là: không biết ở đâu (vì không mất tức là “biết nó ở đâu rồi”)

– Mất: không còn được sở hữu, không có, không thuộc về mình nữa.

~Mưa~
16 tháng 1 2019 lúc 19:25

I. QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ

1. Hãy đọc các đoạn văn dưới đây:

Đoạn 1:

a) Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

(Tô Hoài)

Đoạn 2:

Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khi rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối […]. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

(Đoàn Giỏi)

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ luc bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởn được. Ngày hội mùa xuân đấy!

(Vũ Tú Nam)

2. Trả lời các câu hỏi

a) Mỗi đoạn văn trên giúp em hình dung được những đặc điểm nổi bật gì của sự vật và phong cảnh được miêu tả?

b) Những đặc điểm nổi bật đó thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào? Để viết được các đoạn văn trên, người viết cần có năng lực gì?

c) Hãy tìm những câu văn có sự liên tưởng và so sánh trong mỗi đoạn. Sự tưởng tượng và so sánh ấy có gì độc đáo?

Trả lời:

a)   

Đoạn 1: Tái hiện lại hình ảnh ốm yếu, tội nghiệp của chú Dế Choắt.

Đoạn 2: Đặc tả quang cảnh vừa đẹp  thơ mộng vừa mênh mông, hùng vĩ của sông nước Cà Mau

Đoạn 3: Miêu tả hình ảnh đầy sức sống của cây gạo vào mùa xuân.

b) Những đặc điểm trên được thể hiện qua các hình ảnh và từ ngữ trong mỗi đoạn:

-  Đoạn 1: gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ.


 
-  Đoạn 2: Giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, rừng xanh, rì rào bất tận, mênh mông, ầm ầm như thác.

-  Đoạn 3: Chim ríu rít, cây gạo - tháp đèn khổng lồ, ngàn hoa lửa, ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.

*  Để viết được các đoạn văn trên người viết cần có năng lực cơ bản là: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.

c) Những câu văn có sự tưởng tượng và so sánh trong các đoạn văn:

-  Như gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo ghi-lê.

-  Như mạng nhện, như thác, như người bơi ếch, như dãy trường thành vô tận.

-  Như tháp đèn, như ngọn lửa, như nến xanh ...

*   Các hình ảnh so sánh, tưởng tượng, liên tưởng trên đều đặc sắc vì nó thể hiện đúng, rõ hơn về đối tượng và gây bất ngờ, lí thú cho người đọc. Chẳng hạn: So sánh dáng vẻ “gầy gò và dài lêu nghêu” của Dế Choắt với dáng vẻ của “gã nghiện thuốc phiện” đã gợi lên trong người đọc hình ảnh một chú Dế Choắt đi đứng xiêu vẹo, lờ đờ, ngật ngưỡng trông rất bệ rạc . 

3. Đoạn văn sau đây của Đoàn Giỏi đã bị lược đi một số chữ:


 
Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước (...) đổ ra biển ngày đêm (...), cá nước bơi hàng đàn đen trũi (...) giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất (...).

Em hãy so sánh với đoạn nguyên văn ở mục 1 đoạn 2 SGK- tr 27 để chỉ ra đoạn này đã bỏ đi những chữ gì? Những chữ bị bỏ đó đã ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả này như thế nào?

Trả lời:

Những chữ bị bỏ đi là: ầm ầm, như thác, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch, như hai dãy trường thành vô tận.

Những chữ bị bỏ đi đều là động từ, tính từ, những so sánh, liên tưởng và tưởng tượng, khi bỏ đi làm cho đoạn văn trở nên chung chung và khô khan, không sinh động, gợi cảm.

II. LUYỆN TẬP

1.

a) Cho các từ, ngữ: gương bầu dục, mảnh kính, cong cong, uốn, lấp ló, xám xịt, cổ kính, xanh um, xanh biếc. Hãy lựa chọn năm từ ngữ thích hợp để điền vào những chỗ trống trong ngoặc đơn ở đoạn văn sau:

Nhà tôi cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc (1…) lớn, sáng long lanh.

Cầu Thê Húc màu son, (2…) như con tôm, dẫn bào đền Ngọc Sơn. Mái đền (3…) bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu (4…), xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc (5…)

(Ngô Quân Miện)

b) Trong đoạn văn miêu tả quang cảnh Hồ Gươm trên đây tác giả đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh đặc sắc và tiêu biểu nào?

Trả lời:

a) *  Đoạn văn sau khi điền lại như sau:

Nhà tôi ở cách hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.


 
Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính, xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.

b) Tác giả đã quan sát và lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc, đó là:

-  Mặt hồ... sáng long lanh

-  Cầu Thê Húc màu son...

-  Đền Ngọc Sơn, gốc đa già, rễ lá xum xuê.

-  Tháp rùa xây trên gò đất giữa hồ.

 2. Ở đoạn văn sau đây, nhà văn Tô Hoài tập trung miêu tả một chú Dế mèn có thân hình đẹo, cường tráng nhưng tính tình rất ương bướng, kiêu căng. Những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc nào đã làm nổi bật điều đó?

Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

(Tô Hoài)

Trả lời:

- Hình ảnh miêu tả chú Dế Mèn thân hình đẹp, cường tráng:

    + Rung rinh màu nâu bóng mỡ

    + Đầu to nổi tảng rất bướng

    + Răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp

    + Sợi râu dài, uốn cong hết sức hùng dũng

- Tính tình, điệu bộ của Mèn:

    + Trịnh trọng, khoan thai.

    + Hùng dũng

    + Rất bướng

3. Em hãy quan sát và ghi chép lại những đặc điểm ngôi nhà hoặc căn phòng em ở. Trong những đặc điểm đó, đặc điểm nào là nổi bật nhất?

Trả lời:

Đặc điểm về phòng học của em:

- Không gian phòng học rộng rãi, thoáng mát

    + Màu sơn tường là tím ánh hồng

    + Có 2 cửa sổ kính, rèm treo cửa màu kem tươi

    + Giá đựng sách treo tường ngăn nắp

    + Góc học tập gần ngay cửa sổ

    + Bên cạnh bàn học là chiếc giường tầng

Điểm nổi bật nhất trong căn phòng:

    + Có nhiều cuốn sách thú vị

    + Trên tường có trang trí

    + Trên bậu cửa sổ và giá đựng sách đều có cây xanh

4. Nếu tả lại quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em thì em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh, sự vật sau đây với những gì?

-  Mặt trời

-  Bầu trời

-  Những hàng cây

-  Núi (đồi)

-  Những ngôi nhà đẹp

Trả lời:

Có thể so sánh như sau:

-  Mặt trời như một  quả cầu lửa

-  Bầu trời trong sáng mát mẻ như một que kem

-  Những hàng cây như những hành quân

-  Núi như chiếc bút úp khổng lồ ...

5. Hãy viết một đoạn văn tả quang cảnh một dòng sông, hay khu rừng mà em có dịp quan sát.


 
Trả lời:

Tham khảo đoạn văn:

Nhà em nằm bên bờ sông Mã, con sông đã gắn biết bao kỉ niệm với tuổi thơ của em. Mỗi buổi sớm mùa thu thức dậy, màu nước sông trong xanh khiến con người có cảm giác dễ chịu vô cùng. Mặt nước tĩnh lặng, chảy êm đềm, thỉnh thoảng có tiếng tí tách của những chú tôm vọt lên mặt nước. Con sông uốn khúc, bao quanh làng. Bên bờ bắc, luỹ tre xanh ngả mình soi bóng xuống mặt gương khổng lồ. Ánh nắng lung linh toả sắc vàng cả dòng sông.

6. Qua đoạn văn dưới đây, em rút ra được điều gì về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả?

Một trăm cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa giống nhau cá trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì thân cây bạch dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau. Trong đời ta gặp bao nhiêu người, phải thấy là mỗi người mỗi khác nhau không một ai giống ai.

(Tô Hoài, Một số kinh nghiệm viết vân miêu tả, NXB Giáo dục, 1997)

Trả lời:

Quan sát những sự vật cùng loại, đôi khi ta cứ nghĩ chúng chẳng có điểm gì khác cả. Nhưng thực không phải thế, tạo hoá đã sinh ra mỗi sự vật (và cả con người nữa)  bao giờ cũng cho chúng những nét riêng. Vì thế, để miêu tả hay phải quan sát thật là tỉ mỉ. Có quan sát tinh tế và tỉ mỉ thì mới miêu tả đúng đối tượng và có những so sánh và liên tưởng độc đáo có giá trị được.

World football superstar...
16 tháng 1 2019 lúc 19:25

Nghĩa của từ

Giúp các em chuẩn bị tốt phần soạn bài Nghĩa của từ, Doctailieu gợi ý và hướng dẫn các ý chính súc tích, ngắn gọn để các em có thể tự trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Như vậy các em yên tâm việc lên lớp và tiếp thu bài sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

I. Nghĩa của từ là gì?

Câu 1Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận? (Trang 35 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Đáp án:

Mỗi chú thích đã cho gồm 2 bộ phận:

– Chữ đậm: từ
– Chữ thường: giải thích nghĩa (sau dấu hai chấm).

Câu 2 – Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ? (Trang 35 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Đáp án:

- Bộ phận chữ thường, sau dấu hai chấm nêu lên nghĩa của từ.

Câu 3: Nghĩa của từ ứng với phần nào dưới đây:

– Hình thức
– Nội dung

Đáp án:

Từ là đơn vị có tính hai mặt trong ngôn ngữ:

– Mặt nội dung và mặt hình thức.
– Mặt nội dung chính là nghĩa của từ.

II. Cách giải thích nghĩa của từ

Câu 1: Đọc lại các chú thích đã dẫn ở phần  I

Đáp án:

- Học sinh đọc lại các chú thích ở phần I

Câu 2 – Mỗi chú thích trong câu 1, nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào? (Trang 35 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Đáp án:

Trong ba trường hợp chú thích trên, nghĩa của từ được giải thích theo hai kiểu:

– Trình bày khái niệm mà từ biểu thị (tập quán).

– Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ được giải thích (lẫm liệt, nao núng).

Soạn bài nghĩa của từ
 

III. Luyện tập

Câu 1 – Đọc lại một vài chú thích ở sau các văn bản đã học. Cho biết mỗi chú thích giải nghĩa từ theo cách nào?

Đáp án:

– Giải thích bằng khái niệm: quần thần, sứ giả, tre đằng ngà

– Giải thích bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa: ghẻ lạnh, hoảng hốt.

Câu 2 – Hãy điền các từ học hỏi, học tập, học hành, học lỏm vào chỗ trống trong những câu dưới đây cho phù hợp:

– …: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.
– …: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
– …: tìm tòi, hỏi han để học tập.
– …: Học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).

Đáp án:

– Học hành: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.
– Học lỏm: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
– Học hỏi: tìm tòi, hỏi han để học tập.
– Học tập: học văn hoá có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).

Câu 3: Điền các từ trung gian, trung niên, trung bình vào chỗ trống cho phù hợp:

– …: ở vào giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.
– …: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật,…
– …: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.

Đáp án:

– Trung bình: ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.
– Trung gian: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật,…
– Trung niên: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.

Câu 4: Giải thích các từ sau theo những cách đã biết:

– Giếng
– Rung rinh
– Hèn nhát

Đáp án:

– Giếng: là hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, là nơi chứa nước sinh hoạt hằng ngày.
– Rung rinh: là một chuyển động nhẹ nhàng và liên tiếp.
– Hèn nhát: là thiếu can đảm đến mức đáng khinh.

Câu 5: Đọc truyện sau đây và cho biết giải nghĩa từ mất như nhân vật Nụ có đúng không.

THẾ THÌ KHÔNG MẤT

Cô Chiêu đi đò với cái Nụ. Cái Nụ ăn trầu, lỡ tay đánh rơi ống vôi bạc của cô Chiêu xuống sông. Để cô Chiêu khỏi mắng mình, nó rón rén hỏi:

– Thưa cô, cái gì mà mình biết nó ở đâu rồi thì có thể gọi là mất được không cô nhỉ?

Cô Chiêu cười bảo:

– Cái con bé này hỏi đến lẩm cẩm. Đã biết là ở đâu rồi thì sao gọi là mất được nữa!

Cái Nụ nhanh nhảu tiếp luôn:

– Thế thì cái ống vôi của cô không mất rồi. Con biết nó nằm ở dưới đáy sông đằng kia. Con vừa đánh rơi xuống đấy.
(Theo Truyện tiếu lâm Việt Nam)

Đáp án:

– Mất hiểu theo ý của nhân vật Nụ là: không biết ở đâu (vì không mất tức là “biết nó ở đâu rồi”)

– Mất: không còn được sở hữu, không có, không thuộc về mình nữa.

Tung Duong
16 tháng 1 2019 lúc 19:26
I. Nghĩa của từ là gì?

1. Mỗi chú thích trên gồm hai phần: từ ngữ và nội dung của từ ngữ

2. Bộ phận trong chú thích nêu lên nghĩa của từ: nội dung của từ ngữ

3. Nghĩa của từ ứng với phần: nội dung của từ

II. Cách giải thích nghĩa của từ

1. Đọc lại chú thích phần I

2. Nghĩa của từ được giải thích bằng cách: đưa ra khái niệm và đưa ra từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa.

~ Gril ~ ^_^
16 tháng 1 2019 lúc 19:26

I. Nghĩa của từ là gì?

Câu 1 – Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận? (Trang 35 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Đáp án:

Mỗi chú thích đã cho gồm 2 bộ phận:

– Chữ đậm: từ
– Chữ thường: giải thích nghĩa (sau dấu hai chấm).

Câu 2 – Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ? (Trang 35 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Đáp án:

- Bộ phận chữ thường, sau dấu hai chấm nêu lên nghĩa của từ.

Câu 3: Nghĩa của từ ứng với phần nào dưới đây:

– Hình thức
– Nội dung

Đáp án:

Từ là đơn vị có tính hai mặt trong ngôn ngữ:

– Mặt nội dung và mặt hình thức.
– Mặt nội dung chính là nghĩa của từ.

II. Cách giải thích nghĩa của từ

Câu 1: Đọc lại các chú thích đã dẫn ở phần  I

Đáp án:

- Học sinh đọc lại các chú thích ở phần I

Câu 2 – Mỗi chú thích trong câu 1, nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào? (Trang 35 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Đáp án:

Trong ba trường hợp chú thích trên, nghĩa của từ được giải thích theo hai kiểu:

– Trình bày khái niệm mà từ biểu thị (tập quán).

– Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ được giải thích (lẫm liệt, nao núng).

Soạn bài nghĩa của từ
 

III. Luyện tập

Câu 1 – Đọc lại một vài chú thích ở sau các văn bản đã học. Cho biết mỗi chú thích giải nghĩa từ theo cách nào?

Đáp án:

– Giải thích bằng khái niệm: quần thần, sứ giả, tre đằng ngà

– Giải thích bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa: ghẻ lạnh, hoảng hốt.

Câu 2 – Hãy điền các từ học hỏi, học tập, học hành, học lỏm vào chỗ trống trong những câu dưới đây cho phù hợp:

– …: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.
– …: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
– …: tìm tòi, hỏi han để học tập.
– …: Học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).

Đáp án:

– Học hành: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.
– Học lỏm: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
– Học hỏi: tìm tòi, hỏi han để học tập.
– Học tập: học văn hoá có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).

Câu 3: Điền các từ trung gian, trung niên, trung bình vào chỗ trống cho phù hợp:

– …: ở vào giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.
– …: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật,…
– …: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.

Đáp án:

– Trung bình: ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém, không cao cũng không thấp.
– Trung gian: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật,…
– Trung niên: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.

Câu 4: Giải thích các từ sau theo những cách đã biết:

– Giếng
– Rung rinh
– Hèn nhát

Đáp án:

– Giếng: là hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, là nơi chứa nước sinh hoạt hằng ngày.
– Rung rinh: là một chuyển động nhẹ nhàng và liên tiếp.
– Hèn nhát: là thiếu can đảm đến mức đáng khinh.

Câu 5: Đọc truyện sau đây và cho biết giải nghĩa từ mất như nhân vật Nụ có đúng không.

THẾ THÌ KHÔNG MẤT

Cô Chiêu đi đò với cái Nụ. Cái Nụ ăn trầu, lỡ tay đánh rơi ống vôi bạc của cô Chiêu xuống sông. Để cô Chiêu khỏi mắng mình, nó rón rén hỏi:

– Thưa cô, cái gì mà mình biết nó ở đâu rồi thì có thể gọi là mất được không cô nhỉ?

Cô Chiêu cười bảo:

– Cái con bé này hỏi đến lẩm cẩm. Đã biết là ở đâu rồi thì sao gọi là mất được nữa!

Cái Nụ nhanh nhảu tiếp luôn:

– Thế thì cái ống vôi của cô không mất rồi. Con biết nó nằm ở dưới đáy sông đằng kia. Con vừa đánh rơi xuống đấy.
(Theo Truyện tiếu lâm Việt Nam)

Đáp án:

– Mất hiểu theo ý của nhân vật Nụ là: không biết ở đâu (vì không mất tức là “biết nó ở đâu rồi”)

– Mất: không còn được sở hữu, không có, không thuộc về mình nữa.

~Mưa~
16 tháng 1 2019 lúc 19:36

Câu 1. Từ truyện “Bức tranh em gái tôi”, lập dàn ý để trình bày ý kiến của em:

a. Nhân vật Kiều Phương:

- Kiều Phương có dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn, miệng chúm chím, mặt lem nhem bởi hay bị màu dính lên mặt.

- Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng và vẽ rất giỏi.

b. Anh của Kiều Phương:

- Anh của Kiều Phương có đôi mắt đẹp, trong sáng và khuôn mặt sáng sủa.

- Tính cách: nhỏ nhen, hay ghen tị, mặc cảm, …

- Hình ảnh người anh thực và người anh trong bức tranh thì không khác nhau. Đó đều là do người em gái vẽ bằng cái nhìn trong sáng và sự nhân hậu của Kiều Phương.

Câu 2. Kể về anh, chị, em:

  Kể về chị của em:

- Hình dáng: nhỏ nhắn và xinh xắn.

- Khuôn mặt:

+, Đôi mắt rất đẹp: to, tròn và long lanh.

+, Khi chị cười, môi chị như bông hoa hồng nở chúm chím; hàm răng trắng đều.

+, Chị có má lúm đồng tiền…

- Tính cách: hiền, dễ thương

- Hay giúp đỡ mọi người, hay giảng bài cho em.

- Cuối tuần, chị còn cho em đi chơi

Câu 3. Lập dàn bài miêu tả một đêm trăng:

- Đó là một đêm trăng đẹp, đáng nhớ ở quê.

- Bầu trời đêm với những ngôi sao đêm lấp lánh.

- Vầng trăng tròn vành vạnh.

- Cây cối đứng thẳng hàng, im phăng phắc, chỉ thỉnh thoảng có cơn gió nhẹ mới làm cho cánh tay của cây nhẹ nhàng nghiêng phải, nghiêng trái.

- Ngõ phố: vắng hoe, chỉ nhìn thấy đèn điện  và ánh trăng chiếu xuống.

Câu 4. Tả về quang cảnh buổi sáng trên biển:

- Mặt trời: quả cầu lửa.

- Bầu trời: trong veo, xanh ngắt.

- Mặt biển: như tấm lụa rộng mênh mông.

- Sóng biển: nhẹ nhàng, êm ái.

- Bãi cát: mịn, vàng óng ánh.

- Những con thuyền đầy ắp cá trở về sau một ngày làm việc trên biển.

Câu 5. Miêu tả hình ảnh người dũng sĩ: (Thạch Sanh)


 
- Hình dáng: lực lưỡng, thân hình cường tráng.

- Đôi mắt đen dưới đôi lông mày rậm

- Nước da ngăm đen và bóng.

- Tính cách: hiền lành và luôn luôn giúp đỡ mọi người, không màng danh lợi .

- Đức tính tốt: thật thà, độ lượng.

- Kể một số hoạt động cứu người của Thạch Sanh.


Các câu hỏi tương tự
Bảo Chi Lâm
Xem chi tiết
Trần Khánh Linh
Xem chi tiết
PHAN HẠ VY
Xem chi tiết
Trường Sinh 6A / Trường...
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Trang
Xem chi tiết
Ngô Trần Diệu Vi
Xem chi tiết
Lạc Chỉ
Xem chi tiết
๖²⁴ʱ乂ų✌й๏✌ρɾ๏༉
Xem chi tiết
Quỳnhh-34- 6.5 Phạm như
Xem chi tiết