Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Soạn bài :Rằm thang giêng

My Love bost toán
12 tháng 11 2018 lúc 19:31

I. Tìm hiểu chung Soạn bài Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh

1. Tác giả.
– Hồ Chí Minh (1890 – 1969).
– Các bút danh và tên gọi khác như: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, bác Ba…
– Tên thật là Nguyễn Sinh Cung.

– Cả đời Người hoạt động cách mạng, sinh ra cho cách mạng và chết cho cách mạng.
– Bản thân là một người giàu lòng nhân ái, dễ đồng cảm thấu hiểu, yêu thiên nhiên, yêu thơ ca, yêu con người lao động bình thường và có một đời sống hết sức giản dị mộc mạc.
– Các tác phẩm tiêu biểu bao gồm cả truyện kí, thơ, văn chính luận.

Bài liên quan chủ đề Rằm tháng giêng và Hồ Chí Minh:
>> Soạn bài Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh
>> Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh

2. Tác phẩm.
– Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác vào một đêm trăng rằm, khi ấy nhà thơ cùng với các cán bộ Đảng họp bí mật trên thuyền. Nhân một đêm trăng sáng cùng sự kiện hội họp quan trọng ấy Bác không quên làm bài thơ ghi lại khoảnh khắc đẹp ấy.

– Thể thơ: bản chữ hán: thất ngôn tứ tuyệt; bản dịch: lục bát.
– Bố cục: 2 phần.
• Phần 1: 2 câu đầu: cảnh đêm trăng tròn.
• Phần 2: hoạt động cách mạng trong đêm trăng tròn.

II. Phân tích Soạn bài Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh lớp 7

1. Cảnh đêm trăng rằm.

– Rằm xuân -> dùng để chỉ rằm tháng giêng tháng đầu của một năm.
– “lồng lộng” thể hiện sự chiếu sáng của ánh trăng rằm, tính từ thể hiện sự lan tỏa của ánh trăng đêm rằng.
– Dường như mọi ngóc ngách tối tăm đều được ánh trăng rằm chiếu soi xuống xóa tan bóng tối đi.
-> Ánh trăng đêm rằm có sức lan tỏa chiếu soi đến mọi ngóc nghách khiến cho ánh vàng tràn ngập khắp mặt đất.
– Câu thơ thứ hai rất đặc biệt và chứa đựng nhiều yếu tổ tả cảnh nhất.
• Sông xuân -> sông cũng được nhuốm mùa trăng xuân.
• Nước lẫn màu trời -> sự kết hợp màu của cả trời và đất.
• Thêm xuân -> càng đẹp hơn.

-> Câu thơ điệp từ “xuân” nhấn mạnh vào sự đẹp đẽ của sông nước đêm trăng. Ánh trăng kia với sức lan tỏa mạnh đã chiếu xuống sông làm cho màu nước và màu trời hòa quyện giống nhau và làm cho khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng đầy trăng, xuân như ngập tràn nơi đây.

-> Hai câu thơ đầu đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp, một vẻ đẹp lung linh huyền ảo, một vẻ đẹp tươi sáng của mùa xuân, một ánh vàng ấm áp hiền hòa tỏa khắp bài thơ.

2. Hoạt động của con người.

– Trong đêm trăng ấy nhà thơ cùng với các chiến sĩ của mình họp bàn kế hoạch tác chiến với giặc.
– Trên con thuyền nhỏ được đưa ra giữa dòng ánh trăng kia như soi sáng lí tưởng cách mạng của những con người ấy, tiếp sức cho những người ấy để tiến tới thắng lợi.
– Chính sự hiền hòa của thiên nhiên đã khiến cho các chiến sĩ cộng sản càng mong đất nước hòa bình để giữ gìn cảnh sắc thiên nhiên này.

– Việc quân bàn bạc đến tận khuya trăng cũng như thức cùng càng chiến sĩ, soi rõ lý tưởng.
– Chữ “ngân” thay thế cho chữ “đầy” làm cho câu thơ lãng mạn hơn.
-> Thơ Hồ Chí Minh bao giờ cũng thế thiên nhiên đi liền với hoạt động của con người và đa số là hoạt động cách mạng. Đêm trăng xuân đẹp như thế nhưng Bác và các chiến sĩ đang họp bàn việc quân để giành lại mùa xuân thật sự cho dân tộc Việt Nam. Mùa xuân của niềm vui, của tự do độc lập.

III. Tổng kết 

– Bài thơ ngắn gọn súc tích, nghệ thuật điệp từ đã làm nổi bật bức tranh đêm rằm tháng giêng đầy ấm áp ngọt ngào, mang hơi ấm của quê hương. Những người chiến sĩ cách mạng đang họp bạn chính trong cảnh đêm ấy. Ánh trăng đêm đẹp, đẹp như tấm lòng của nhà thơ đang từng ngày từng đêm mong cho mùa xuân thực sự đến với đất nước và nhân dân Việt Nam.

Nhok Kami Lập Dị
12 tháng 11 2018 lúc 19:32
Soạn bài cho HSG:I. Tìm hiểu chung Soạn bài Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh

1. Tác giả.
– Hồ Chí Minh (1890 – 1969).
– Các bút danh và tên gọi khác như: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, bác Ba…
– Tên thật là Nguyễn Sinh Cung.

– Cả đời Người hoạt động cách mạng, sinh ra cho cách mạng và chết cho cách mạng.

– Bản thân là một người giàu lòng nhân ái, dễ đồng cảm thấu hiểu, yêu thiên nhiên, yêu thơ ca, yêu con người lao động bình thường và có một đời sống hết sức giản dị mộc mạc.
– Các tác phẩm tiêu biểu bao gồm cả truyện kí, thơ, văn chính luận.

2. Tác phẩm.
– Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác vào một đêm trăng rằm, khi ấy nhà thơ cùng với các cán bộ Đảng họp bí mật trên thuyền. Nhân một đêm trăng sáng cùng sự kiện hội họp quan trọng ấy Bác không quên làm bài thơ ghi lại khoảnh khắc đẹp ấy.

– Thể thơ: bản chữ hán: thất ngôn tứ tuyệt; bản dịch: lục bát.
– Bố cục: 2 phần.
• Phần 1: 2 câu đầu: cảnh đêm trăng tròn.
• Phần 2: hoạt động cách mạng trong đêm trăng tròn.

II. Phân tích Soạn bài Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh lớp 7

1. Cảnh đêm trăng rằm.

– Rằm xuân -> dùng để chỉ rằm tháng giêng tháng đầu của một năm.
– “lồng lộng” thể hiện sự chiếu sáng của ánh trăng rằm, tính từ thể hiện sự lan tỏa của ánh trăng đêm rằng.
– Dường như mọi ngóc ngách tối tăm đều được ánh trăng rằm chiếu soi xuống xóa tan bóng tối đi.
-> Ánh trăng đêm rằm có sức lan tỏa chiếu soi đến mọi ngóc nghách khiến cho ánh vàng tràn ngập khắp mặt đất.
– Câu thơ thứ hai rất đặc biệt và chứa đựng nhiều yếu tổ tả cảnh nhất.
• Sông xuân -> sông cũng được nhuốm mùa trăng xuân.
• Nước lẫn màu trời -> sự kết hợp màu của cả trời và đất.
• Thêm xuân -> càng đẹp hơn.

  

-> Câu thơ điệp từ “xuân” nhấn mạnh vào sự đẹp đẽ của sông nước đêm trăng. Ánh trăng kia với sức lan tỏa mạnh đã chiếu xuống sông làm cho màu nước và màu trời hòa quyện giống nhau và làm cho khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng đầy trăng, xuân như ngập tràn nơi đây.

-> Hai câu thơ đầu đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp, một vẻ đẹp lung linh huyền ảo, một vẻ đẹp tươi sáng của mùa xuân, một ánh vàng ấm áp hiền hòa tỏa khắp bài thơ.

soan-bai-ram-thang-gieng-cua-ho-chi-minhSoạn bài Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh

2. Hoạt động của con người.

– Trong đêm trăng ấy nhà thơ cùng với các chiến sĩ của mình họp bàn kế hoạch tác chiến với giặc.
– Trên con thuyền nhỏ được đưa ra giữa dòng ánh trăng kia như soi sáng lí tưởng cách mạng của những con người ấy, tiếp sức cho những người ấy để tiến tới thắng lợi.
– Chính sự hiền hòa của thiên nhiên đã khiến cho các chiến sĩ cộng sản càng mong đất nước hòa bình để giữ gìn cảnh sắc thiên nhiên này.

– Việc quân bàn bạc đến tận khuya trăng cũng như thức cùng càng chiến sĩ, soi rõ lý tưởng.
– Chữ “ngân” thay thế cho chữ “đầy” làm cho câu thơ lãng mạn hơn.
-> Thơ Hồ Chí Minh bao giờ cũng thế thiên nhiên đi liền với hoạt động của con người và đa số là hoạt động cách mạng. Đêm trăng xuân đẹp như thế nhưng Bác và các chiến sĩ đang họp bàn việc quân để giành lại mùa xuân thật sự cho dân tộc Việt Nam. Mùa xuân của niềm vui, của tự do độc lập.

III. Tổng kết Soạn bài Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh văn 7.

– Bài thơ ngắn gọn súc tích, nghệ thuật điệp từ đã làm nổi bật bức tranh đêm rằm tháng giêng đầy ấm áp ngọt ngào, mang hơi ấm của quê hương. Những người chiến sĩ cách mạng đang họp bạn chính trong cảnh đêm ấy. Ánh trăng đêm đẹp, đẹp như tấm lòng của nhà thơ đang từng ngày từng đêm mong cho mùa xuân thực sự đến với đất nước và nhân dân Việt Nam.

Nhok Kami Lập Dị
12 tháng 11 2018 lúc 19:48

C. H oạt Động Luyện Tập

Bài 1:

Cả 2 bài thơ đều đẹp như những bức tranh. nhưng mỗi bài thơ đều thể hiện một vẻ đẹp khác nhau.

- Cảnh khuya là cảnh trăng ngàn gió núi, trăng giữa rừng khuya, một cảnh trăng lung linh huyền ảo quấn quýt hòa quyện.

- Rằm tháng giêng là cảnh trăng trên dòng sông, một khung cảnh bao la bát ngát đầy sắc xuân.

Bài 2:

a,

- Sơn hào hải vị: là những món ăn ngon được xuất xứ từ biển.

- Nem công chả phượng: là những món ăn quý, ngon.

b,

- Khỏe như voi: chỉ người có sức khỏe phi thường.

- Tứ cô vô thân: chỉ những người không có người thân, họ hàng.

c, Da mồi tóc sương: nói đến sự già đi của những con người già, da nổi những chấm đen như maaai của con đồi mồi và tóc bạc như sương.

_ Hok tốt _ (Mik tự làm đấy).

minh phượng
22 tháng 11 2018 lúc 15:20

Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt

- Đặc điểm:

     + Mỗi dòng có 7 chữ

     + Mỗi bài thơ có 4 câu

     + Hiệp vần: Chữ cuối cùng của dòng 1- 2- 4

Ngắt nhịp: Câu 1: 3/4

Câu 2 và 3 ngắt nhịp 4/3

Câu 4 ngắt nhịp 2/5

Rằm tháng giêng: Toàn bài ngắt nhịp 4/3

Câu 2 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Hai câu thơ trong bài Cảnh khuya miêu tả cảnh trăng sáng

     + Tiếng suối so sánh giống như tiếng hát trong trẻo xa vọng trong đêm như tiếng hát: gợi sự ấm áp, gần gũi.

     + Hình ảnh đặc sắc trong câu thơ thứ hai gợi lên hình ảnh bức tranh với sự giao hòa của ánh trăng với cảnh vật

     + Với một từ “lồng” được sử dụng tới hai lần, nhấn mạnh vào sự hòa quyện giữa ánh trăng với dáng cây cổ thụ

→ Vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc huyền ảo, lung linh, vừa có hình ảnh lại có cả âm thanh êm ái, trong sáng.

Câu 3 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Hai câu thơ cuối bài: cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên

- Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên Tây Bắc tươi đẹp

- Câu thơ cuối cũng khắc họa hình ảnh vị lãnh tụ trăn trở, mất ngủ vì dân, vì nước của Bác

Câu 4 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Không gian được miêu tả trong bài thơ

     + Không gian rộng lớn của dòng sông và bầu trời, tràn ngập ánh sáng của trăng.

     + Hình ảnh ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã nhấn mạnh tới vẻ đẹp của đêm trăng rằng, hơn nữa đây lại là mùa trăng đầu tiên trong năm chứa sự tinh khôi.

     + Sức sống mùa xuân: sông xuân, trời xuân, nước xuân

→ Cảnh đêm trăng được miêu tả vẫn phơi phới đẹp và đầy sức sống

- Cách miêu tả:

     + Không miêu tả chi tiết cụ thể

     + Đặc tả vào sự giao hòa giữa không gian trăng với cảnh vật

- Câu thơ thứ hai đặc biệt ở chỗ:

     + Ba chữ xuân nối tiếp: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên

     + Thể hiện sự tràn đầy sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy, chuyển động lớn dần

Bài thơ Nguyên tiêu gợi nhớ đến những câu thơ trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế

     + Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Trương Kế nói tới hình ảnh con thuyền trên sông nước.

Sự khác nhau:

     + “Người khách” ghé thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn)

     + “Người khách” trong bài Rằm Tháng Giêng là ánh trăng bát ngát, mênh mông, đượm tình

Câu 6 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Ra đời trong hoàn cảnh khó khăn khi vận mệnh đất nước đang trong tình thế hiểm nguy nhưng bài thơ Rằm tháng giêng vẫn tái hiện được phong thái ung dung của Bác

     + Phong thái ung dung khi thưởng thức vẻ đẹp của tự nhiên trong mọi hoàn cảnh

     + Hình ảnh trong cả hai bài thơ có vẻ cổ điển: con thuyền, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung

Cả hai bài thơ đều khắc họa hình ảnh người chiến sĩ Cộng sản yêu nước, hết lòng vì dân vì nước

Câu 7 (trang 142 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Cả hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng có nét riêng biệt khác nhau

     + Trong bài cảnh khuya vẻ đẹp ánh trăng đã được nhân hóa, trăng lồng vào bóng cây cổ thụ để in hình trên mặt đất.

     + Tiếng suối trong đêm trong trẻo, vang vọng như càng làm cho trăng trở nên thơ mộng hơn.

- Rằm tháng giêng miêu tả hình ảnh trăng xuân, mang không khí và sư vị của mùa xuân

     + Cảnh dòng sông trăng, con thuyền nhỏ trong sương khói

     + Sự đặc biệt phải nói tới chính là sự chan hòa của hình ảnh ánh trăng như đong đầy trên cả con thuyền.


Các câu hỏi tương tự
Nga Nguyễn
Xem chi tiết
Phương dung
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
❤Firei_Star❤
Xem chi tiết
hoài nam lê hoài nam
Xem chi tiết
Nga Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương Uyên
Xem chi tiết
Ngô Thu Hiền
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết