💛Linh_Ducle💛

Soạn bài: lớn cưới ,áo mới; treo biển; con hổ có nghĩa

Thắng  Hoàng
24 tháng 11 2017 lúc 16:57

1. Văn bản này thuộc thể loại truyện trung đại. Truyện có hai đoạn. Đoạn một kể chuyện xảy ra giữa hổ và một bà đỡ, đoạn thứ hai kể chuyện con hổ với bác tiều phu.

2. Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong Con hổ có nghĩa là biện pháp nhân hoá. Kể chuyện loài hổ có nghĩa là để tạo ra sự so sánh tương phản, nâng cao hiệu quả giáo dục. Con hổ vốn là loài cầm thú rất hung dữ, vậy mà trong cách cư xử còn có nghĩa tình. Con người hơn hẳn loài cầm thú, trong cuộc sống càng phải cư xử có nghĩa hơn.

3. Trong truyện thứ nhất, bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ nên được hổ biếu cục bạc, lại còn đưa ra tận cửa rừng. Trong truyện thứ hai, bác tiều gỡ xương cho hổ, hổ không những biếu bác nai mà khi bác mất còn về viếng, mỗi ngày giỗ còn đem thú rừng đến biếu gia đình bác.

Bà đỡ Trần nửa đêm bị hổ cõng đi, tưởng bị hổ ăn thịt, té ra là hổ nhờ bà giúp hổ cái sinh con. Hổ biếu bà cục bạc, tiễn bà ra tận cửa rừng. Bác tiều phu sau khi gỡ xương cho hổ, chỉ nói chơi rằng: “hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé”, không ngờ hổ mang nai đến thật, lại còn đến viếng và nhớ đến bác mỗi khi đến ngày giỗ. Đó là những chi tiết hay, thú vị, có tính chất gợi mở cho câu chuyện.

Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn bà đỡ Trần có một lần, con hổ thứ hai mang ơn nghĩa và trả nghĩa suốt đời, ngay cả khi bác tiều đã mất.

4. Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Truyện Con hổ có nghĩa gồm hai câu chuyện về loài hổ.

Truyện thứ nhất: Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm nọ được hổ cõng vào rừng. Đến nơi bà thấy một con hổ cái đang sinh nở rất khó khăn bèn giúp hổ cái sinh con trót lọt. Hổ đực mừng rỡ đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc của hổ mà bà sống qua được năm mất mùa đói kém.

Truyện thứ hai: Bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về biếu gia đình bác.

2. Lời kể:

Kể câu chuyện Con hổ có nghĩa cần chú ý phân biệt lời dẫn chuyện với lời của nhân vật bà đỡ Trần và nhân vật người kiếm củi; diễn tả sinh động các chi tiết li kì:

- “Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay… Bà cho là hổ định ăn thịt mình, run sợ không giám nhúc nhích”;

- “Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót…”.

Bình luận (0)
Trương Minh Tiến
24 tháng 11 2017 lúc 16:57

Câu 1:

Khoe khoang của cải là một thói xấu đôi khi khiến người khoe tự đẩy mình vào tình thế lố bịch, bị người đời cười chê. Những người khoe của thường là những kẻ hợm hĩnh, coi của cải là trên hết, có chút gì mà người khác không có cũng khoe ra để chứng tỏ là mình hơn người. Loại người này thường xuất hiện nhiều từ thời xưa, khi cuộc sống còn khổ cực, giá trị vật chất được đặt lên hàng đầu, thậm chí là duy nhất. Không chỉ người giàu khoe của mà ngay cả người nghèo cũng khoe. Người giàu khoe của vì hợm của, người nghèo khoe của vì họ cho đó là cách tốt nhất để khẳng định vị thế, che giấu hoàn cảnh thực của mình.

Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nhà sắp có đám cưới mà lợn lại sổng mất. Lẽ ra trong câu hỏi của anh phải có những thông tin mà người được hỏi cần biết về con lợn (con lợn to hay nhỏ, màu lông ra sao, gầy béo thế nào...), anh lại hỏi về con lợn cưới. Thông tin này là thừa với người được hỏi (Ai cần biết con lợn ấy anh để làm gì?).

Câu 2: Anh có áo mới thích khoe của đến mức nói một câu tường thật rất dài, phần đầu nhấn mạnh vào cái áo mới để gây sự chú ý.

- Điệu bộ anh ta trả lời chỉ vào cái áo mới, bắt người khác phải chú ý. Cách trả lời dềnh dàng để "khoe".

- Lẽ ra anh ta chỉ nói một câu tỉnh lược: "Chẳng thấy!".

- Tất cả những yếu tố còn lại với câu trả lời đối thoại là thừa. Người nghe không cần biết thời gian anh ta đứng nơi này; càng không cần biết anh ta mặc áo mới… Nhưng cái áo mới lại là thông tin của anh khoe của.

Câu 3:

Tình tiết gây cười bật ra ngay trong câu hỏi của anh đi tìm lợn. Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to (Ngày xưa, đám cưới mà mổ cả một con lợn hẳn là to lắm). Anh được hỏi cũng chẳng vừa, lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình.

Như thế gọi là "kẻ cắp bà già gặp nhau". Anh khoe của lại gặp đúng cái anh cũng thích khoe của, mà anh kia khoe của còn tài hơn. Anh tìm lợn dù sao cũng chỉ cài thêm thông tin vào một cách khéo léo (con lợn ấy là con lợncưới), từ đó khiến anh kia suy ra rằng nhà anh sắp có cỗ bàn to lắm. Anh khoe áo thì nói huỵch toẹt: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này ... thông tin của anh hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề mà anh kia quan tâm (con lợn bị sổng chuồng).

Câu 4:

Qua truyện Lợn cưới, áo mới, nhân dân ta phê phán tính hay khoe khoang của con người, nhất là khoe khoang về của cải. Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.

Bình luận (0)
Thắng  Hoàng
24 tháng 11 2017 lúc 16:58

1. Văn bản này thuộc thể loại truyện trung đại. Truyện có hai đoạn. Đoạn một kể chuyện xảy ra giữa hổ và một bà đỡ, đoạn thứ hai kể chuyện con hổ với bác tiều phu.

2. Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong Con hổ có nghĩa là biện pháp nhân hoá. Kể chuyện loài hổ có nghĩa là để tạo ra sự so sánh tương phản, nâng cao hiệu quả giáo dục. Con hổ vốn là loài cầm thú rất hung dữ, vậy mà trong cách cư xử còn có nghĩa tình. Con người hơn hẳn loài cầm thú, trong cuộc sống càng phải cư xử có nghĩa hơn.

3. Trong truyện thứ nhất, bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ nên được hổ biếu cục bạc, lại còn đưa ra tận cửa rừng. Trong truyện thứ hai, bác tiều gỡ xương cho hổ, hổ không những biếu bác nai mà khi bác mất còn về viếng, mỗi ngày giỗ còn đem thú rừng đến biếu gia đình bác.

Bà đỡ Trần nửa đêm bị hổ cõng đi, tưởng bị hổ ăn thịt, té ra là hổ nhờ bà giúp hổ cái sinh con. Hổ biếu bà cục bạc, tiễn bà ra tận cửa rừng. Bác tiều phu sau khi gỡ xương cho hổ, chỉ nói chơi rằng: “hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé”, không ngờ hổ mang nai đến thật, lại còn đến viếng và nhớ đến bác mỗi khi đến ngày giỗ. Đó là những chi tiết hay, thú vị, có tính chất gợi mở cho câu chuyện.

Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn bà đỡ Trần có một lần, con hổ thứ hai mang ơn nghĩa và trả nghĩa suốt đời, ngay cả khi bác tiều đã mất.

4. Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Nga
24 tháng 11 2017 lúc 16:58

Lợn cưới áo mới : 
 

Câu 1:

Khoe khoang của cải là một thói xấu đôi khi khiến người khoe tự đẩy mình vào tình thế lố bịch, bị người đời cười chê. Những người khoe của thường là những kẻ hợm hĩnh, coi của cải là trên hết, có chút gì mà người khác không có cũng khoe ra để chứng tỏ là mình hơn người. Loại người này thường xuất hiện nhiều từ thời xưa, khi cuộc sống còn khổ cực, giá trị vật chất được đặt lên hàng đầu, thậm chí là duy nhất. Không chỉ người giàu khoe của mà ngay cả người nghèo cũng khoe. Người giàu khoe của vì hợm của, người nghèo khoe của vì họ cho đó là cách tốt nhất để khẳng định vị thế, che giấu hoàn cảnh thực của mình.

Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nhà sắp có đám cưới mà lợn lại sổng mất. Lẽ ra trong câu hỏi của anh phải có những thông tin mà người được hỏi cần biết về con lợn (con lợn to hay nhỏ, màu lông ra sao, gầy béo thế nào...), anh lại hỏi về con lợn cưới. Thông tin này là thừa với người được hỏi (Ai cần biết con lợn ấy anh để làm gì?).

Câu 2: Anh có áo mới thích khoe của đến mức nói một câu tường thật rất dài, phần đầu nhấn mạnh vào cái áo mới để gây sự chú ý.

- Điệu bộ anh ta trả lời chỉ vào cái áo mới, bắt người khác phải chú ý. Cách trả lời dềnh dàng để "khoe".

- Lẽ ra anh ta chỉ nói một câu tỉnh lược: "Chẳng thấy!".

- Tất cả những yếu tố còn lại với câu trả lời đối thoại là thừa. Người nghe không cần biết thời gian anh ta đứng nơi này; càng không cần biết anh ta mặc áo mới… Nhưng cái áo mới lại là thông tin của anh khoe của.

Câu 3:

Tình tiết gây cười bật ra ngay trong câu hỏi của anh đi tìm lợn. Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to (Ngày xưa, đám cưới mà mổ cả một con lợn hẳn là to lắm). Anh được hỏi cũng chẳng vừa, lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình.

Như thế gọi là "kẻ cắp bà già gặp nhau". Anh khoe của lại gặp đúng cái anh cũng thích khoe của, mà anh kia khoe của còn tài hơn. Anh tìm lợn dù sao cũng chỉ cài thêm thông tin vào một cách khéo léo (con lợn ấy là con lợn cưới), từ đó khiến anh kia suy ra rằng nhà anh sắp có cỗ bàn to lắm. Anh khoe áo thì nói huỵch toẹt: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này ... thông tin của anh hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề mà anh kia quan tâm (con lợn bị sổng chuồng).

Câu 4:

Qua truyện Lợn cưới, áo mới, nhân dân ta phê phán tính hay khoe khoang của con người, nhất là khoe khoang về của cải. Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.

Bình luận (0)
Thắng  Hoàng
24 tháng 11 2017 lúc 16:58

Câu 1: Văn bản này thuộc thể loại văn xuôi. Truyện có hai đoạn:

- Đoạn một kể chuyện xảy ra giữa hổ và một bà đỡ.

- Đoạn thứ hai kể chuyện con hổ có nghĩa với người tiều phu.

Câu 2:

Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong Con hổ có nghĩa là biện pháp nhân hoá. Kể chuyện loài hổ có nghĩa là để tạo ra sự so sánh tương phản, nâng cao hiệu quả giáo dục. Con hổ vốn là loài cầm thú rất hung dữ, vậy mà trong cách cư xử còn có nghĩa tình. Con người hơn hẳn loài cầm thú, trong cuộc sống càng phải cư xử có nghĩa hơn.

Câu 3: Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần.

- Các hành động:

    + Gõ cửa cổng bà đỡ

    + Cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt.

    + Mừng rỡ, đùa giỡn với con.

    + Đào cục bạc tặng bà đỡ.

    + Vẫy đuôi, vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, có lễ nghi.

Con hổ hết lòng yêu thương vợ con, lo lắng đến mạng sống của cô vợ trong cuộc sinh nở đầy bất trắc. Hổ không nói được, nhưng cử chỉ cầm tay và đỡ rồi nhìn hổ cái là cách thể hiện hay nhất. Hổ đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ.

- Con hổ thứ hai với bác tiều phu:

    + Mắc xương, lấy tay móc họng.

    + Nằm ngục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu.

    + Tạ ơn một con nai.

    + Hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài.

Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn bà đỡ Trần có một lần, con hổ thứ hai mang ơn nghĩa và trả nghĩa suốt đời, ngay cả khi bác tiều đã mất.

Câu 4: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.

Bình luận (0)
Trương Minh Tiến
24 tháng 11 2017 lúc 16:59

Câu 1: Nội dung tấm biển nhà hàng đã treo lên có bốn yếu tố:

- "Ở đây": xác định vị trí cửa hàng.

Câu 2: Có bốn người góp ý về tấm biển:

- Người thứ nhất bình phẩm chữ "tươi" (Nhà này xưa nay quen bán cá ươn?)

    + Ý kiến này không thoả đáng. Như trên đã phân tích, chữ tươi ở đây ngoài ý nghĩa chỉ phẩm chất (tươi) còn có ý nghĩa chỉ chủng loại (không phải cá khô), nên chữ tươi là cần thiết.

- Người thứ hai bình phẩm hai chữ "ở đây" (Chẳng lẽ ra hàng hoa mua cá).

    + Ý kiến này thoạt nghe có vẻ có lí. Tuy nhiên, trong nghệ thuật quảng cáo, hai chữ "ở đây"không thừa. Chúng có ý nghĩa tác động, tạo sự chú ý cho khách hàng.

- Người thứ ba bàn về hai chữ "có bán".

    + Có ý kiến cho rằng ý kiến này đúng một nửa (để chữ bán, bỏ chữ có). Chữ bán đúng là rất cần thiết, nó chỉ tính chất kinh doanh (bán chứ không mua). Tuy nhiên, cũng như hai chữ "ở đây", chữ có cũng không thừa. Nó có ý nghĩa khẳng định, nhấn mạnh hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Nếu bỏ chữ có, tấm biển vẫn đủ ý nhưng sức tác động trong quảng cáo sẽ nhẹ đi rất nhiều (so sánh ở đây bán cá và ở đây có bán cá).

- Người cuối cùng bàn về chữ "cá".

    + Ý kiến này vô lí nhất. Ai bán bất cứ mặt hàng gì, bằng cách này hay cách khác, cũng đều phải quảng cáo cho mặt hàng của mình. Không quảng cáo, ai biết nhà hàng có bán không mà đến mua, dù cá vẫn cứ bày ra đấy. Rất có thể đây cũng là cách chơi khăm của người láng giềng. Thấy anh hàng xóm ai bảo cũng nghe, không cần suy xét phải trái, anh ta bèn đưa ra lời góp ý phi lí nhất trong số các lời góp ý của mọi người. Thế mà anh chủ cửa hàng vẫn cứ nghe theo.

Câu 3:

Như vậy, cả bốn yếu tố trong tấm biển, ở mức độ này hay mức độ khác đều cần thiết, thậm chí có những yếu tố không thể lược bỏ đi được (bán, cá, tươi ). Tiếng cười bật ra vì nhà hàng treo biển mà không hiểu ý nghĩa công việc mình đã làm, chỉ nghe người ta nói mà không cần suy xét, răm rắp làm theo, rốt cuộc là lãng phí tiền của, công sức mà không được việc gì, lại còn bị mọi người cười chê.

Câu 4:

Treo biển thuộc loại truyện cười nhằm phê phán những cái xấu, cái đáng cười ngay trong quần chúng nhân dân. Ở đây là tính chất thụ động, ba phải của chủ cửa hàng. Treo biển lên để quảng cáo là một công việc rất có ý nghĩa nhưng chính người chủ cửa hàng bán cá cũng không nhận thức được ý nghĩa đó, không có chủ kiến của mình, rốt cuộc treo lên rồi lại cất đi chỉ vì những ý kiến vô thưởng vô phạt. Việc làm khi đó vừa tốn công, phí sức lại vừa đáng chê cười.

Truyện cho ta bài học bổ ích: khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau. Cũng có thể lắng nghe góp ý của người khác nhưng phải cẩn trọng suy xét đúng sai, phải có chủ kiến khi làm việc kẻo phí công vô ích, bị thiên hạ cười chê mà vẫn không mang lại kết quả việc làm như mong muốn.

Bình luận (0)
Trương Minh Tiến
24 tháng 11 2017 lúc 17:00

Câu 1: Văn bản này thuộc thể loại văn xuôi. Truyện có hai đoạn:

- Đoạn một kể chuyện xảy ra giữa hổ và một bà đỡ.

- Đoạn thứ hai kể chuyện con hổ có nghĩa với người tiều phu

Câu 2:

Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong Con hổ có nghĩa là biện pháp nhân hoá. Kể chuyện loài hổ có nghĩa là để tạo ra sự so sánh tương phản, nâng cao hiệu quả giáo dục. Con hổ vốn là loài cầm thú rất hung dữ, vậy mà trong cách cư xử còn có nghĩa tình. Con người hơn hẳn loài cầm thú, trong cuộc sống càng phải cư xử có nghĩa hơn.

Câu 3: Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần.

- Các hành động:

    + Gõ cửa cổng bà đỡ

    + Cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt.

    + Mừng rỡ, đùa giỡn với con.

    + Đào cục bạc tặng bà đỡ.

    + Vẫy đuôi, vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, có lễ nghi.

Con hổ hết lòng yêu thương vợ con, lo lắng đến mạng sống của cô vợ trong cuộc sinh nở đầy bất trắc. Hổ không nói được, nhưng cử chỉ cầm tay và đỡ rồi nhìn hổ cái là cách thể hiện hay nhất. Hổ đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ.

- Con hổ thứ hai với bác tiều phu:

    + Mắc xương, lấy tay móc họng.

 + Nằm ngục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu.

    + Tạ ơn một con nai.

    + Hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài.

Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn bà đỡ Trần có một lần, con hổ thứ hai mang ơn nghĩa và trả nghĩa suốt đời, ngay cả khi bác tiều đã mất.

Câu 4: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phạm Hải Yến
Xem chi tiết
nguyễn thị kim oanh
Xem chi tiết
Bảo Chi Lâm
Xem chi tiết
Trần Hải Linh
Xem chi tiết
ngu toán khẩn cấp
Xem chi tiết
Cún Con Lười
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
CuXi Girl
Xem chi tiết