Câu 1:
a. Những câu có lặp kết cấu cú pháp trong đoạn văn trích Tuyên ngôn Độc lập:
- Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.
- Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
Kết cấu cú pháp lặp ở hai câu trên là:
- Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.
- Dân ta đánh đổ chế độ quan chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.
Kết cấu cú pháp lặp ở hai câu trên là:
Phép lặp đó có tác dụng nhấn mạnh ý (khắc sâu một ý) khiến câu văn hùng hồn, có tính khẳng định.
b.
- Lặp kết cấu:
Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta
CN: Trời xanh, núi rừng
VN: của chúng ta
- Lặp kết cấu:
Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Định ngữ: Những
Danh từ: cánh đồng, ngả đường, dòng sông
Định ngữ: thơm mát, bát ngát, đỏ nặng phù sa
Phép lặp đó có tác dụng nhấn mạnh ý tự hào và tình yêu tha thiết đất nước của nhà thơ.
c. Lặp kết cấu: Nhớ sao ...
Phép lặp đó có tác dụng làm cho nỗi nhớ của người về xuôi (cũng chính là của tác giả) đối với quê hương cách mạng Việt Bắc thêm thiết tha sâu nặng.
Câu 2: Kết cấu của những thể loại dưới đây có nhiều điểm khác biệt với ba phần câu 1:
a. Tục ngữ
Kết cấu đối lập để nhấn mạnh ý cần nói:
- Đối lập vế: vế 1 với vế 2 (mỗi vế gồm 4 tiếng)
- Đối lập từ: bán – mua; anh em – láng giềng; xa – gần.
Nhờ kết cấu đối lập mà ý ở vế 2 được nhấn mạnh : láng giềng gần còn quan trọng, cần thiết hơn anh em xa.
Gần mực thì đen - gần đèn thì rạng
Cũng là kết cấu câu đối lập 2 vế để nhấn mạnh ý nhưng ở câu tục ngữ này có khác ở điểm: hai vế có 2 từ giống nhau (gần, thì) và 2 từ đối lập nhau về nghĩa (mực – đèn, đen – rạng) để nêu bật ý: cần chọn môi trường tốt đẹp để sống.
b. Câu đối
Có sự đối lập giữa:
- Hai vế đối
- Từ ngữ trong hai vế đối (Cụ già – Chú bé; ăn – trèo; củ ấu non – cây đại lớn)
- Đối lập về nghĩa trong từng vế:
+ Cụ già (lại) ăn củ ấu non (ấu có nghĩa là non bé)
+ Chú bé (lại) trèo cây đại lớn (đại có nghĩa là lớn).
c. Thơ đường luật
Hai câu thơ lặp cấu trúc cú pháp:
Hai câu trên lặp ở múc độ cao: số tiếng bằng nhau, từ loại đối nhau, đối nghĩa trái nhau giữa câu trên và câu dưới: dại – khôn, vắng vẻ - lao xao.
d. Văn biền ngẫu
Đối trong từng bộ phận của câu văn:
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.
Câu 3: Gợi ý ba câu văn hoặc thơ có dùng phép lặp cú pháp trong SGK Ngữ văn 12.
- Anh nhớ em như đông về nhớ rét (Chế Lan Viên) - Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa (Chế Lan Viên) - Dữ dội và êm dịu Ồn vào và lặng lẽ (Sóng - Xuân Quỳnh)
II. Phép liệt kê
a. Đoạn trích trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:
Liệt kê nhiều vế câu có cùng một kiểu kết cấu cú pháp:
... thì ta ... ... thì cùng nhau ...
Phép liệt kê phối hợp với phép lặp làm nổi bật sự quan tâm, đối đãi chu đáo của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ.
b. Đoạn trích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
- vừa sử dụng phép liệt kê (hàng loạt câu kể tội ác của thực dân Pháp: Chúng … chúng …)
- vừa sử dụng phép lặp cú pháp (chủ yếu là kiểu cú pháp: C – V – Bổ ngữ)
Tác dụng: lên án và tố cáo tội ác về chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.