Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Đình Hồng

So sánh sự giống và khác nhau giữa 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước về điều kiện và
các thế mạnh phát triển

Võ Tân Hùng
28 tháng 1 2016 lúc 10:51

* Giống nhau về vị trí, qui mô, vai trò
-Vị trí: Cả 3 vùng chuyên canh cây côngnghiệp lớn là Đồng bằng nam Bộ, Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc đều
nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nên cả 3 vùng này đều có thể sản xuất được cây công nghiệp nhiệt đới ưa nóng.
Cả 3 vùng đều được coi là những vùng chuyên canh cây công nghiệp vào oại lớn nhất cả nước .
Cả 3 vùng đều giữ một vị trí quan trọng với những thế mạnh phát triển khác nhau trong sản xuất nông nghiệp ở các nước.

-Về điều kiện hình thành và các thế mạnh phát triển.
           +Cả 3 vùng đều có tài nguyên đất chủ yếu là đất Feralit, cho nên thích hợp với phát triển các cây công nghiệp lâu năm.
           +Cả 3 vùng này đều có địa hình là núi và cao nguyên có đọ dốc và chia cắt lớn nên nhìn chung việc khai thác, sử dụng và áp
dụng cơ giới hoá gặp nhiều khó khăn, đồng thời rất dễ bị xói mòn, rửa trôi thoái hoá đất.
           +Cả 3 vùng đều có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa và có sự phân hoá rõ nét theo chiều cao. Vì vậy cơ cấu cây côngnghiệp
của mỗi vùng rất đa dạng.
           +Cả 3 vùng của cả nước đều thể hiện phân hoá theo mùa trong đó mùa khô cả 3 vùng đều thiếu nước.
           +Cả 3 vùng đều có nguồn lao động với trình độ thâm canh cac cây công nghiệp khá cao, đã đúc két được nhiều kinh
nghiệm lâu đời. Trong đó ở Trung du, miền núi phía Bắc có kinh nghiệm trồng chè búp, ĐNB có trồng Cao Su, T nguyên có trồng
Cà Phê.
           + cả 3 vùng đều được Đ và N2 quan tâm đầu tư lớn về việc hiện đạI hoá CSVCHT, hoàn thiện về cơ cấu cây trồng và bảo vệ
tài nguyên môI trường.

- Khả năng:
          +Cả 3 vùng đều có khả năng sản xuất với qui mô lớn nhất cả nước về cây công nghiệp lâu năm.

          +Cả 3 vùng đều có cơ cấu cây công nghiệp rất đa dạng, gồm cả cây dài ngày, lẫn cây ngắn ngày, cả cây nhiệt đới lẫn cây cận
nhiệt đới.
          +Cả 3 vùng đều hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp với hướng chuyênmôn hoá sâu, với tính chất sản xuất
hàng hoá cao và gắn chặt với các nhà máy chế biến.
 

*Khác nhau:
-Vị trí:
        + Ba vùng này đều nằm ở 3 vùng lãnh thổ khác nhau của cả nước, trong đó Trung du, miền núi phía Bắc nầm ở cực Bắc của
Tổ Quốc (Thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc), đN Bộ thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam còn T Nguyên nằm ở miền
Trung và trên độ cao từ 400- 5000 m so với mực nước biển .

- Vai trò, qui mô: ĐNBộ được coi là vùng chuyên canh cây CN lớn nhất, tây nguyên thứ 2,và Trung du miền núi phía Bắc thứ 3.

- Điều kiện hình thành và hướng chuyên môn hoá :
        + Đất đai: ĐN bộ chủ yếu là đất đỏ bazan và đất xám, Tây nguyên chủ yếu đất đỏ bazan còn Trung du miền núi phía Bắc chủ
yếu đất Feralit đỏ vàng, đất đỏ đá vôi.
        + Địa hình thì ĐNBộ có địa hình cao nguyên lựon sóng đồi bát úp, Tây nguyên có địa hình cao nguyên xếp tầng còn trung du
miền núi phía Bắc có địa hình dốc với độ chia cắt rất phức tạp.
        + Khí hậu thì ĐNbộ có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo nắng nóng quanh năm, tây nguyên cũng có khí hậu nhiệt đới nhưng
phân hoá rất rõ theo chiều cao (từ độ cao 400- 500 m có khí hậu cận nhiệt đới ôn đới, mát lạnh) còn trung du miền núi phía Bắc thì
có khí hậu nhiệt đới nhưng có mùa Đông lạnh kéo dài và phân hoá rất rõ theo chiều cao. Đồng thời ở ĐN Bộ và TN thì rất thiếu
nước vào mùa khô còn trung du miềnnúi phía Bắc thì vấn đề nước tưới vào mùa khô không gay gắt như 2 vùng trên.
        + Nguồn lao động thì trình độ thâm canh cây công nghiệp rất khác nhau, trong đó nguồn lao động ở ĐN bộ được coi là có
trình độ thâm canh cao nhất, năng động nhất, nhạy bén nhất, còn ở trung du miền núi phía Bắc có nguồn lao động có bản chất cần
cù nhất, nguồn lao động ở tây Nguyên được coi là có trình độ thâm canh thấp nhất.
        + Về CSHT, ĐN bộ mạnh nhất, hoàn thiện nhất và tháp nhất ở Tây nguyên.
        + Về sự quan tâm của Đảng và nhà nước thì Tây nguyên được quan tâm nhiều nhất, thấp nhất là trung du miền núi phía
Bắc.
        + Về hướng chuyên môn hoá rất khác nhau. đNB chủ yếu là sản xuất cao su, Lạc, Mía, Đậu tương. Tây Nguyên chủ yếu sản
xuất cà phê, chè búp, dâu tằm ; Còn Trung du miền núi phía Bắc chủ yếu sản xuất chè búp và các cây công nghiệp đặc sản như
Sơn, Hồi...

* Khả năng triển vọng phát triển mỗi vùng.
Trong 3 vùng trên, khả năng được chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo xu thế nhập ngoại các giống cây trồng theo xu thế nhập
ngoại các giống cây công nghiệp mới của vùng ĐN bộ là mạnh Nha Trong 3 vùng. Mà hiện nay ĐN bộ là một trong những vùng
nhập nhièu giống cao su từ Ma- lai- xia có năng suất cao: giống cọ dầu, giống ThanhLong.


Các câu hỏi tương tự
Lê Ngọc Toàn
Xem chi tiết
Võ Thị Hoài Linh
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Thu Thủy
Xem chi tiết
Ngô Võ Thùy Nhung
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hải
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Cường
Xem chi tiết
Trương Việt Bình
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Anh
Xem chi tiết
Lê Thanh Phương
Xem chi tiết