winner is me

so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích

1 k nếu trả lời đúng

giúp mình với

nguyen van huy
21 tháng 8 2018 lúc 10:30

a) Giống nhau: 
- Đều là truyện dân gian.
- Có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Có nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có tài năng phi thường…
b) Sự khác nhau:
- Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử được kể.
- Người kể, người nghe tin câu chuyện có thật (dù có yếu tố tưởng tượng kì ảo).
- Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc.Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, v v…
- Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật (dù có yếu tố thực tế).
2a) Giống nhau: 
- Đều là truyện dân gian.
- Đều chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều người ta muốn răn dạy.
- Có yếu tố gây cười.
i.
b) Sự khác nhau:
-Mục đích:
+ Khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống. Sử dụng cách nói ẩn dụ, ngụ ý.
Mục đích:
+ Gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười.Sử dụng cách nói thẳng, trực tiếp.

Trần Thanh Phương
21 tháng 8 2018 lúc 10:30

+) Giống : Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến rthắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao 
+) Khác : truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .Còn truyền thuyết thì nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền

Hà Thị Phương Linh
21 tháng 8 2018 lúc 10:40

điểm khác nhau:

truyền thuyết: là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện

cổ tích: là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: +nhân vật bất hạnh ( mồ côi, con riêng, con út, .....); +nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ; +nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; +nhân vật là động vật ( biết nói năng, cư xử giống loài người )

truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện được kể đến

cổ tích thể hiện niềm tin, ước mơ về chiến thắng cuối cùng của cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, công bằng với bất công

điểm giống nhau:

truyền thuyết và cổ tích thường có yếu tố kì ảo, hoang đường ( gọi chung là không có thật )

phamhuuluong
21 tháng 8 2018 lúc 10:57

Câu trả lời hay nhất:  Giống ; Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến rthắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao 
Khác: Truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .Còn truyền thuyết thì nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .


Các câu hỏi tương tự
Ngô minh hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Hân
Xem chi tiết
Manh882007
Xem chi tiết
Bùi Quang Thiện
Xem chi tiết
Triệu Mẫn
Xem chi tiết
Lê Thị Huyền Trang
Xem chi tiết
Thị Thu Hà
Xem chi tiết
NGUYỄN BÍCH HẢI
Xem chi tiết
Mai Hà My
Xem chi tiết