Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
Ví dụ: “Đường phèn” và “con đường”.
Từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.
Ví dụ: “Cánh đồng lúa chín” và “thời cơ đã chín”
“chín” ở câu đầu tiên mang nghĩa chỉ kết quả: “cánh đồng lúa” sau một thời gian đã “chín” – báo hiệu mùa thu hoạch đến (một kết quả được mong chờ).
“chín” ở câu thứ hai mang nghĩa chỉ kết quả chờ đợi cho đến lúc phù hợp – báo hiệu tới lúc đưa ra hành động nào đó.
Cô Thu Hoa chia sẻ: “Mặc dù giống nhau về cách viết lẫn cách phát âm, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lại có những khác biệt căn bản”. Vậy khác biệt ở đây là gì? Cô Hoa đã tổng hợp thành ba lưu ý chính như sau:
Đối với từ đồng âm
1, Các nghĩa hoàn toàn khác nhau.
2, Không thể thay thế được vì mỗi từ đồng âm bản thân nó luôn mang nghĩa gốc.
Đối với từ nhiều nghĩa
1, Các nghĩa khác nhau nhưng vẫn có liên quan nào đó về nghĩa
2, Có thể thay thế từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển bằng một từ khác.
*Giống nhau: các nghĩa của từ nhiều nghĩa và từ đồng âm đều giống nhau về âm thanh
*Khác nhau:
- Từ đồng âm: các nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau
- Từ nhiều nghĩa: các nghĩa có 1 nét nghĩa giống nhau
kham khảo
Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa - Tiếng Việt 5 - Cô Trần Thu Hoa - HOCMAI - Học Tốt Blog
vào thống kê
hc tốt !!!