Cho các đặc trưng cơ bản sau đây:
(1) Độ đa dạng. (2) Loài đặc trưng. (3) Loài ưu thế.
(4) Mật độ. (5) Tỉ lệ giới tính. (6) Thành phần nhóm tuổi.
(7) Kiểu tăng trưởng. (8) Kích thước quần thể.
(9) Chu trình sinh địa hóa. (1) Dòng năng lượng.
Có bao nhiêu đặc trưng trên không phải của quần thể sinh vật?
A. 6
B. 4
C. 5
D. 3
Trong một khu rừng diện tích 3000m2, dùng phương pháp bắt - thả Seber 1982 để xác định số lượng cá thể của một quần thể động vật cho thấy có 60 cá thể trưởng thành, tỷ lệ đực: cái = 1:1. Biết rằng mỗi năm loài động vật này đẻ 4 lứa, mỗi lứa đẻ 9 con, tỷ lệ đực cái tạo ở đời con luôn là 1:1, trong quá trình nghiên cứu không có cá thể nào bị chết và xuất/nhập cư, tuổi thành thục sinh dục sau sinh là 2 năm. Sau 1 năm, mật độ cá thể của quần thể tăng lên:
A. 38 lần
B. 18 lần
C. 36 lần
D. 19 lần
Ở lần điều tra thứ nhất, người ta thấy kích thước quần thể chuồn chuồn ở một đầm nước là khoảng 50.000 cá thể. Tỷ lệ giới tính là 1 : 1. Mỗi cá thể cái đẻ khoảng 400 trứng. Lần điều tra thứ hai cho thấy kích thước quần thể của thế hệ tiếp theo là 50.000 cá thể và tỷ lệ giới tính vẫn là 1 : 1. Tỷ lệ sống sót trung bình ( tới giai đoạn trưởng thành ) trung bình của trứng là bao nhiêu?
A. 0,5%
B. 0,2%
C. 5%
D. 0,25%
Ba quần thể cá chép trong 3 hồ cá có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:
Trong các dự đoán sau về các quấn thể trên, dự đoán nào đúng, dự đoán nào sai?
(1) Quần thể (a) có kích thước ổn định theo thời gian.
(2) Quần thể (b) là quần thể đang suy thoái.
(3) Quần thể (c) bị khai thác quá tiềm năng.
(4) Quần thể (b) đang tăng trưởng, quần thể (c) đang suy thoái.
Khi nói về đặc trưng di truyền của quần thể, có bao nhiêu phát biểu đúng sau đây?
I. Vốn gen của quần thể là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể kể từ khi quần thể được hình thành đến thời điểm hiện tại.
II. Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen trong quần thể.
III. Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỷ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.
IV. Mỗi quần thể có vốn gen đặc trưng, Các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể?
(1) Các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể: mức độ sinh sản, mức tử vong, sự phát tán.
(2) Kích thước tối đa của quần thể phụ thuộc vào khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
(3) Nguyên nhân làm cho số lượng cá thể của quần thể luôn thay đổi và nhiều quần thể không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học: thiếu hụt nguồn sống, dịch bệnh, cạnh tranh gay gắt, sức sinh sản giảm, tử vong tăng.
(4) Kích thước của quần thể là số lượng cá thể trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
(5) Tăng trưởng thực tế thường gặp ở các loài có kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp như: vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, cỏ 1 năm...
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Nghiên cứu các quần thể khi kích thước quần thể biến động cho thấy các xu hướng biến động:
(1) Số lượng cá thể ít, nội phối tăng, thoái hóa di truyền.
(2) Số lượng loài trong quần xã tăng làm tăng cạnh tranh khác loài và làm giảm số lượng cá thể của quần thể
(3) Sự hỗ trợ cùng loài giảm đi, khả năng chống chịu với điều kiện môi trường trở nên hạn chế.
(4) Cơ hội gặp nhau giữa các cá thể thành thục sinh dục bị giảm, tỷ lệ sinh giảm.
(5) Môi trường suy giảm nguồn sống, không đủ cung cấp cho các cá thể trong quần thể.
Kích thước quần thể giảm đến mức tối thiểu thường dẫn đến các xu hướng
A. (1); (2); (3)
B. (1); (2); (3) ; (4)
C. (1); (3); (4)
D. (1); (3); (4) ; (5)
Sự tăng trưởng kích thước của một quần thể cá rô được mô tả bằng đồ thị sau:
Cho các nhận xét sau:
(1) Từ đồ thị cho thấy quần thể cá rô tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường bị giới hạn.
(2) Tốc độ tăng trưởng của quần thể cá rô tăng dần và đạt giá trị tối đa tại điểm uốn, qua điểm uốn tốc độ tăng trưởng của quần thể giảm dần và dừng lại khi quần thể đạt kích thước tối đa.
(3) Ở pha cân bằng, quần thể cá rô có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
(4) Quần thể có số lượng tăng lên rất nhanh trước điểm uốn nhờ quan hệ hỗ trợ diễn ra mạnh mẽ trong quần thể sinh vật.
Số nhận xét đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Sự tăng trưởng kích thước của một quần thể cá rô được mô tả bằng đồ thị sau:
Cho các nhận xét sau:
(1) Từ đồ thị cho thấy quần thể cá rô tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường bị giới hạn.
(2) Tốc độ tăng trưởng của quần thể cá rô tăng dần và đạt giá trị tối đa tại điểm uốn, qua điểm uốn tốc độ tăng trưởng của quần thể giảm dần và dừng lại khi quần thể đạt kích thước tối đa.
(3) Ở pha cân bằng, quần thể cá rô có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
(4) Quần thể có số lượng tăng lên rất nhanh trước điểm uốn nhờ quan hệ hỗ trợ diễn ra mạnh mẽ trong quần thể sinh vật.
Số nhận xét đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4