Cho các nhận định sau:
(1) sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày(đường kính) của cây do hoạt động của mô phân sinh bên ( tầng phát sinh) gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên
(2) sinh trưởng thứ cấp làm tăng chiều dài của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh (tầng phát sinh) gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng bề dày của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên
(3) sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên
(4) Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh bên phân chia tạo nên
(5) sinh trưởng sơ cấp ở thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành
(6) sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở thực vật Một và Mai lá mầm, sinh trưởng thứ cấp xảy ra chủ yếu ở thực vật Hai lá mầm
Những nhận định đúng về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp là
A. (2), (3) và (4)
B. (1), (2) và (4)
C. (3), (4) và (6)
D. (1), (5) và (6)
Xét các đặc điểm sau:
⦁ xảy ra chủ yếu ở thực vật hai lá mầm
⦁ ở thực vật một lá mầm cũng có kiểu sinh trưởng thứ cấp đặc biệt
⦁ sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra
⦁ sinh trưởng sơ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra
⦁ sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ
⦁ sinh trưởng sơ cấp ở thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành
Có bao nhiêu đặc điểm trên đúng với sinh trưởng ở thực vật?
A. 2
B. 3
C. 5
D. 6
Kết quả sinh trưởng sơ cấp là gì?
Tạo lóng do hoạt động của mô phân sinh lóng.
Tạo biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây sơ cấp.
Tạo mạch rây thứ cấp, gỗ dác, gỗ lõi.
Làm cho thân, rễ cây dài ra do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
Sử dụng các thông tin sau đây để sắp xếp sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp cho phù hợp
(1) Thân, rễ dài ra
(2) Là sự sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh đỉnh
(3) Mô phân sinh bên
(4) Cây hai lá mầm
(5) Là sự sinh trưởng làm tăng đường kính của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh bên
(6) Thân, rễ to lên
(7) Mô phân sinh đỉnh
(8) Cây hai lá mầm và một lá mầm
A. sinh trưởng sơ cấp: (1), (2), (4) và (7) ; sinh trưởng thứ cấp: (3), (5), (6) và (8)
B. sinh trưởng sơ cấp: (1), (2), (3) và (8) ; sinh trưởng thứ cấp: (4), (5), (6) và (7)
C. sinh trưởng sơ cấp: (1), (2), (7) và (8) ; sinh trưởng thứ cấp: (3), (4), (5) và (6)
D. sinh trưởng sơ cấp: (1), (5), (7) và (8) ; sinh trưởng thứ cấp: (2), (3), (4) và (6)
Khi nói về sinh trưởng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở thực vật hai lá mầm.
II. Sinh trưởng thứ cấp có ở tất cả các loài thực vật hạt kín.
III. Sinh trưởng thứ cấp là sự gia tăng chiều dài của thân và rễ.
IV. Sinh trưởng thứ cấp do hoạt động của mô phân sinh bên.
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do hoạt động:
A.mô phân sinh đỉnh
B. mô phân sinh bên
C. tùy từng loài
D. ngẫu nhiên
Cho câu sau:
mô phân sinh là nhóm các tế bào …(1)..., duy trì được khả năng …(2)... Mô phân sinh đỉnh có ở chồi đỉnh,...(3)..., đỉnh rễ. Mô phân sinh bên có ở cây …(4)... và mô phân sinh lóng ở cây …(5)... có ở …(6)...
Một bạn học sinh đã điền các từ còn thiếu như sau:
(1) chưa phân hóa, (2) giảm phân, (3) chồi nách, (4) một lá mầm, (5) hai lá mầm, (6) thân
Em hãy xác định bạn học sinh đó đã làm đúng (Đ)/sai (S) ở mỗi câu
A. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5S, 6S
B. 1S, 2S, 3Đ, 4S, 5S, 6S
C. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5S, 6Đ
D. 1S, 2S, 3Đ, 4S, 5S, 6Đ
Quan sát hình 34.3 và trả lời các câu hỏi:
- Sinh trưởng thứ cấp là gì?
- Cây Một lá mầm hay cây Hai lá mầm có sinh trưởng thứ cấp và kết quả của kiểu sinh trưởng đó là gì?
- Các lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu?
Sinh trưởng thứ cấp ở cây thân gỗ là gia tăng về
A. chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
B. chiều ngang do hoạt động của mô sinh đỉnh.
C. chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh bên.
D. chiều dài do hoạt động của mô phân sinh bên.