Lời giải:
Đáp án đúng là : Thành trì của giặc dần sụp đổ dưới chân đoàn quân khởi nghĩa, tướng giặc chạy thoát thân về nước.
Lời giải:
Đáp án đúng là : Thành trì của giặc dần sụp đổ dưới chân đoàn quân khởi nghĩa, tướng giặc chạy thoát thân về nước.
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Hai Bà Trưng
1. Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng, ... Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.
2. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí lớn giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy bèn lập mưu giết chết Thi Sách.
3. Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời :
- Không ! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.
Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường; giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.
4. Thành trì quân giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
- Giặc ngoại xâm : giặc từ nước ngoài đến xâm chiếm.
- Đô hộ : thống trị nước khác
- Luy Lâu : Vùng đất nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
- Trẩy quân : đoàn quân lên đường
- Giáp phục : đồ bằng da hoặc kim loại mặc khi ra trận để che đỡ, bảo vệ thân thể.
- Phấn khích : phấn khởi, hào hứng.
A. Nín nhịn, không biết phải làm thế nào
B. Vô cùng căm phẫn, chỉ chờ lúc nổi dậy
C. Sợ hãi trước tội ác dã man mà giặc gây ra
Bài 1. Điền vào chỗ trống :
a) l hoặc n
Anh ta …eo …ên …ưng chim. Chim đập cánh ba …ần mới …ên…ổi.
b) an hoặc ang
Trời nắng ch….ch…. Tiếng tu hú gần xa r….r….
Bài 2. Gạch chân các từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau bằng một gạch, từ chỉ sự vật bằng 2 gạch.
Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa.Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
các bạn làm giúp mk nha.2 bài đấy
Hai Bà Trưng
1. Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng,... Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.
2. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách.
3. Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời:
- Không! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.
Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.
4. Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
(Theo VĂN LANG)
- Giặc ngoại xâm: giặc từ nước ngoài đến xâm chiếm.
- Đô hộ: thống trị nước khác.
- Luy Lâu: vùng đất nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Trẩy quân: đoàn quân lên đường.
- Giáp phục: đồ bằng da hoặc kim loại mặc khi ra trận để che đỡ, bảo vệ thân thể.
- Phấn khích: phấn khởi, hào hứng.
nói cho tui biết : trong truyện 2 bà chưng
1 Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta
2 Hai bà trưng có tài và có chí lớn như thế nào ?
3 Vì sao Hai Bà Trưng khổi nghĩa
4 Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa
5 Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ?
ai trả lời mk tich cho
Con hãy điền từ thích hợp vào những chỗ trống sau :
a. ...: người Việt Nam làm tay sai cho giặc.
b. ... : ở đây chỉ thực dân Pháp.
c. ... : tên gọi của quân đội ta sau Cách mạng tháng Tám và trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp
Đọc thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Việt Bắc
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.
- Việt Bắc : Chiến khu của ta thời kì đấu trạnh giành độc lập và kháng chiến chống thực dân Pháp. Việt Bắc gồm các tình: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang.
- Đèo : chỗ thấp và dễ vượt qua nhất trên đường đi qua núi.
- Giang : cây thuộc loại tre nứa, thân dẻo, dùng để đan lát hoặc làm lạt buộc.
- Phách : một loại thân cây gỗ, lá ngả màu vàng vào mùa hè.
- Ân tình : có ơn nghĩa, tình cảm sâu nặng với nhau.
- Thủy chung : trước sau không thay đổi.
Con hãy nối hai cột để hoàn thành những câu thơ nói lên vẻ đẹp của cảnh vật Việt Bắc :
Đọc truyện sau và trả lời csac câu hỏi:
Ở lại với chiến khu
1. Trung đoàn trưởng bước vào lán, nhìn cả đội một lượt. Cặp mắt ông ánh lên vẻ trìu mến, dịu dàng. Ông ngồi yên lặng một lúc lâu, rồi lên tiếng :
- Các em ạ, hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ. Mai đây chắc còn gian khổ, thiếu thốn hơn. Các em khó lòng chịu nổi. Nếu em nào muốn trở về sống với gia đình thì trung đoàn cho các em về. Các em thấy thế nào?
2. Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, bọn trẻ lặng đi. Tự nhiên ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại.
Lượm tới gần đống lửa. giọng em run lên :
- Em xin được ở lại. Em thà chết trên chiến khu còn hơn về ở chung, ở lộn với tụi Tây, tụi Việt gian…
Cả đội nhao nhao :
- Chúng em xin ở lại.
Mừng nói như van lơn:
-Chúng em còn nhỏ, chưa làm được chi nhiều thì trung đoàn cho chúng em ăn ít cũng được. Đừng bắt chúng em phải về, tội chúng em lắm, anh nờ…
3. Trước những lời van xin thơ ngây mà thống thiết, van xin được chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ tuổi làm cho trung đoàn trưởng rơi nước mắt.
Ông ôm Mừng vào lòng, nói :
- Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo với Ban chỉ huy.
4. Bỗng một em cất tiếng hát, cả đội đồng thanh hát theo :
"Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi
Nào có mong cho đâu ngày trở về
Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi
Ra đi, ra đi, thà chết không lui..."
Tiếng hát bay lượn trên mặt suốt, tràn qua lớp lớp cây rừng, bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên.
- Trung đoàn trưởng : người chỉ huy trung đoàn (đơn vị bộ đội tương đối lớn)
- Lán : nhà dựng tạm, sơ sài, thường bằng tre nứa.
- Tây : ở đây chỉ thực dân Pháp. - Việt gian : người Việt Nam làm tay sai cho giặc. - Thống thiết : tha thiết, cảm động
- Vệ quốc quân (Vệ quốc đoàn) : tên của quân đội ta sau Cách mạng tháng Tám và trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.
-Bảo tồn : bảo vệ và gìn giữ lâu dài.
Trung đoàn trưởng tới gặp các em nhỏ để làm gì ?
A. Để báo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi về hoàn cảnh chiến khu sắp tới còn nhiều gian khổ
B. Để báo cho các chiến sĩ nhỏ tin các em phải về sống với gia đình
C. Để thông báo việc các chiến sĩ nhỏ phải về với gia đình nhằm tránh hoàn cảnh khó khăn của chiến khu trong thời gian sắp tới
Dòng nào nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa ?
A. Hai Bà Trưng bước lên bành voi
B. Đoàn quân rùng rùng lên đường; giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà
C. Tiếng trống dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Người thiếu niên nào đã tự đốt cháy thân mình để thiêu cháy kho dầu của giặc?