Đốt cháy 10,8 g nhôm trong bình chứa 8,96 lít khí oxi (đktc) thu được Al2O3. a/ Sau khi phản ứng kết thúc đưa que đóm còn tàn đỏ vào ống nghiệm thì que đóm có bùng cháy không? Vì sao b/ Tính khối lượng của Al2O3
Đưa dãy sắt nóng đỏ ngoài không khí vào lọ khí oxi, hiện tượng là
A. sắt cháy sáng, không ngọn lửa, bắn ra các hạt màu đỏ.
B. sắt cháy sáng, không ngọn lửa, bắn ra các hạt màu trắng.
C. sắt bùng cháy, ngọn lửa vàng.
D. sắt bùng cháy, ngọn lửa màu xanh.
Câu 6: Giải thích các hiện tượng sau:
(a) Tại sao khi để ngọn lửa gần đến là cồn đã bắt cháy.
(b) Khi than cháy trong không khí xảy ra phản ứng giữa than với oxi. Tại sao cần đập nhỏ than trước khi đưa vào bếp lò, sau đó dùng que châm lửa rồi quạt mạnh đến khi than bén cháy.
(c) Sắt để trong không khí ẩm dễ bị gỉ. Tại sao có thể phòng chống gỉ bằng cách bôi dầu, mỡ trên bề mặt các đồ dùng bằng sắt.
Cháy trong oxi với lửa nhỏ có màu xanh nhạt, cháy trong không khí mãnh liệt hơn là hiện tượng của phản ứng
A. 2 S + 3 O 2 → 2 S O 3
B. S + O 2 → S O 2
C. P + O 2 → P 2 O 5
D. P + O 2 → P 2 O 3
Bài 2: Khi đun nóng thuốc tím( Kali permaganat) , ta đưa que đóm đang cháy vào miệng ống nghiệm thấy que đóm bùng cháy sáng mạnh hơn.
a) Dấu hiệu nào giúp em nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra? Em hãy giải thích hiện tượng trên?
b) Hãy cho biết điều kiện để phản ứng đun nóng thuốc tím xảy ra?
c) Ghi lại phương trình chữ phản ứng đun nóng thuốc tím. Biết sản phẩm sau khi nung gồm Kalimanganat, Mangan dioxit và khí Oxi.
Khi than cháy trong không khí xảy ra phản ứng hóa học giữa than với khí oxi. Hãy giải thích vì sao cần dập vừa nhỏ than trước khi đưa vào lò, sau đó, dung que lửa châm rồi quạt mạnh đến khi than cháy thì thôi?
trong phòng thí nghiệm có các loại khí mất nhãn mỗi lọ đựng một trong các khí sau đây khí Oxi khí cacbondioxit khí nitơ, khí NO . Nếu chỉ dùng nước vôi trong và que đóm đỏ thì có thể phan biệt được mỗi khí trên hay không ? Nếu được thì nêu cách tiến hành thí nghiệm và viết phương trình hoá học xảy ra ? biết rằng chỉ có cacbon đioxit + canxi hiddroxit --> canxi cacbonat + nước.
Câu 1 ( 4 điểm)
1. Nêu các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau và viết phương trình phản ứng để giải thích?
a. Đưa muỗng P đang cháy vào trong lọ đựng khí oxi có sẵn một ít nước cất, sau đó đậy nút lại rồi lắc đều. Cho mẩu quỳ tím vào dung dịch trong lọ.
b. Cho Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, dẫn khí sinh ra vào ống nghiệm chứa sẵn một ít O2. Đưa miệng ống nghiệm lại gần ngọn lửa đèn cồn và mở nút.
2. Từ nước, quặng pirit FeS2, Cu và các chất xúc tác cần thiết, hãy điều chế:
a. Fe b. Fe2(SO4)3 c. CuSO4
Câu 2 ( 3,5 điểm)
1. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết mỗi chất rắn đựng trong các bình riêng biệt bị mất nhãn sau: Mg ; P2O5 ; Na ; K2O
2. Từ một mẩu quặng sắt chứa 80% sắt (III) oxit người ta thu được 2,8 gam Fe. Tính khối lượng mẩu quặng đã lấy.
Câu 3 ( 3 điểm)
1. Nung m gam thuốc tím chứa 10% tạp chất( không phản ứng) thu được 10,08 lít khí ( đktc) thu được chất rắn X
a. Tính m biết H= 80%
b. Tính khối lượng các chất có trong X
2. Để 2,7 g Al ngoài không khí một thời gian thấy khối lượng tăng thêm 1,44g. Tính thành phần phần trăm khối lượng miếng nhôm đã bị oxi hóa.
Câu 4 ( 5 điểm)
1. Hòa tan hết 3,45 gam natri vào m gam nước thu được dung dịch bazơ có nồng độ 10% và khí hiđro. Tính m.
2. Tính tỉ lệ khối lượng của kim loại kali và dung dịch KOH 2% cần dùng để khi trộn lẫn chúng với nhau ta được dung dịch KOH 4%.
3. Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất M thu được hỗn hợp khí cacbonic và hơi nước có tỉ lệ về số mol là 2:3. Tìm công thức hóa học của M, biết một phân tử M nặng bằng 2 nguyên tử natri.
Câu 5 ( 5 điểm)
1. Một hỗn hợp khí X gồm SO2 và O2 có tỉ khối so với metan bằng 3. Thêm V lít O2 vào 20 lít hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với metan bằng 2,5. Tính V.
2. Hỗn hợp X gồm FeO và CuO. Chia hỗn hợp thành hai phần bằng nhau. Phần 1 phản ứng vừa đủ với dung dịch axit H2SO4 có chứa 39,2 gam H2SO4. Cho phân 2 vào ống sứ, đốt nóng và dẫn một dòng khí CO đi qua ống. Sau phản ứng thấy trong ống còn lại 28 gam hỗn hợp Y và 10,2 gam khí đi ra khỏi ống. Cứ 1 lít khí này nặng gấp 1,275 lần khí oxi đo ở cùng điều kiện. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp X.
Cho sơ đồ phản ứng: FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
(Cho biết: Na = 23,K= 39, Mn =55,Al= 27,S =32, O = 16, Cu = 64, Zn = 65, Fe = 56, C = 12, H = 1)
đốt cháy hoàn toàn 12,8g Cu trong không khí thu được chất rắn A. cho A vào ống nghiệm rồi dãn khí H2 đi qua đun nóng, sau phản ứng kết thúc thu được chất rắn B và chất lỏng C, cho na vào chất lỏng C thấy phản ứng xảy ra thu được chất lỏng chứa hóa chất D à khí F đốt cháy F trong không khí thu được C
a Viết các PTHH
b Xác định công thức và gọi tên các chất A,B,C,D,F
c Tính khối lượng chất C thu được sau cùng