Hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu. Lấy 3,31 gam X cho vào dung dịch HCl dư, thu được 0,784 lít H2 (đktc). Mặt khác, nếu lấy 3,31 gam X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, dư, đun nóng thu được 10,51 gam hỗn hợp muói. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính thành phần % về khối lượng của các chất trong X.
Hỗn hợp X gồm Al, F e 2 O 3 có khối lượng 21,67 gam. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử F e 2 O 3 thành Fe). Hòa tan hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch NaOH dư thu được 2,016 lít khí H 2 (đktc) và 12,4 gam chất rắn không tan. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 45%
B. 50%
C. 71,43%
D. 75%
Hoà tan hoàn toàn 57,6 gam hỗn hợp X gồm , Fe 2 O 3 , FeO và Fe trong dung dịch HCl thì cần dùng 360 gam dung dịch HCl 18,25% để tác dụng vừa đủ. Sau phản ứng thu được V lít khí H 2 và dung dịch Y.
Cho toàn bộ H 2 sinh ra tác dụng hết với CuO dư ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn gồm Cu và CuO có khối lượng nhỏ hơn khối lượng CuO ban đầu là 3,2 gam. Nếu cô cạn dung dịch Y thì thu được bao nhiêu gam muối khan ?
Hòa tan hoàn toàn 57,6 gam hỗn hợp A gồm Fe3O4, Fe2O3, FeO, Fe trong dung dịch HCl thì cần dùng 360 gam dung dịch HCl 18,25% để tác dụng vừa đủ. Sau phản ứng thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch B. Cho toàn bộ H2 sinh ra tác dụng hết với CuO dư ở điều kiện nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn gồm Cu và CuO có khối lượng nhỏ hơn khối lượng CuO ban đầu là 3,2 gam.
a) Nếu cô cạn dung dịch B, ta thu được bao nhiêu gam muối khan?
b) Nếu hỗn hợp A ban đầu có tỉ lệ mol Fe2O3 : FeO = 1 : 1. Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch B.
c) Hỗn hợp X cũng chứa Fe3O4, Fe2O3, FeO, Fe. Nếu dùng 100 gam X cho tác dụng với 2 lít dung dịch HCl 2M. Chứng minh rằng hỗn hợp X tan hết.
Cho 10,8 (g) hỗn hợp A gồm Fe và Fe2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 1,12 lít khí (đktc).
a) Viết PTPU xảy ra
b) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A
c) Phải dùng bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 1M để hòa tan 10,8g hỗn hợp A ở trên?
d) Nếu cho hỗn hợp A ở trên vào dd H2SO4 đặc,nóng thì khối lượng muối sunfat thu được sau phản ứng là bao nhiêu?
Cho hỗn hợp A gồm Mg, Al, Zn, Fe, Cu trong đó số mol Fe bằng 0,5 lần số mol Cu. Lấy 5,896 gam hỗn hợp A cho tác dụng với axit HCl dư thu được 4,2336 lít H2 đktc. Mặt khác, lấy 17,688 gam hỗn hợp A cho tác dụng với khí clo dư, thu được 62,7375 gam hỗn hợp chất rắn.
a/ Viết các phương trình phản ứng
b/ Tính thành phần phần trăm của Fe và Cu trong hỗn hợp. Giả sử hiệu suất phản ứng là 98%
1/. Hòa tan hoàn toàn 2,22 gam hỗn hợp A gồm ( Al ; Fe ) bằng dung dịch Axit H2SO4 dư . Sau pư thu được dung dịch B và có 1344 ml khí H2 ở ĐKTC bay ra .
a. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp X .
b. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch B ở trên thì thu được kết tủa D . Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn E . Tính giá trị của m .
Hòa tan hết 5,34 gam hỗn hợp X gồm Zn và Mg trong 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,4M và H2SO4 0,08M, thu được dung dịch Y và khí H2. Cho 300 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,43 gam kết tủa gồm 2 chất. Mặt khác, nếu cho từ từ đến hết V ml dung dịch chứa hỗn hợp KOH 0,4M và Ba(OH)2 0,05M vào dung dịch Y thì thu được lượng kết tủa lớn nhất ; lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Tìm giá trị của V, m.
Cho m g một hỗn hợp A gồm hai kim loại . Fe và Ag hòa tan vào 500ml dung dịch H2SO4 19,6% (d= 1,12 g/ml) dư, thu được 2,24 lít khi H2 (đktc), dung dịch B và p gam chất rắn không tan.
Cho m g một hỗn hợp A gồm hai kim loại Fe và Ag trên tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 4,48 lít khi SO2 (dktc). a.Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp A. b.Tính C% các chất trong dung dịch B
Cho m gam hỗn hợp A gồm: Al, Na, Mg tác dụng với nước dư thu được 2,24 lít khí H2. Nếu lấy 2m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 8,96 lít khí H2. Nếu lấy 3m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được 22,4 lít khí H2. Biết các thể tích khí đo ở đktc, tính m và phần trăm về khối lượng của từng kim loại trong A