Anh A góp ý xây dựng Luật Hôn nhân – Gia đình năm 2014 là thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. Cơ sở
B. Cả nước
C. Địa phương
D. Trung ương
Có nhiều quy định của pháp luật rất gần gũi với với cuộc sống đời thường, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường … Quy định này nói về bản chất nào của pháp luật?
A. Bản chất giai cấp.
B. Bản chất xã hội.
C. Bản chất giai cấp và xã hội.
D. Bản chất giai cấp cầm quyền.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: “Việc kết hôn phải được đăng kí và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện”, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?
A. Tính nghiêm túc.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính nhân dân và xã hội.
D. Tính quần chúng rộng rãi.
Theo quy định của pháp luật nước ta, người có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là
A. Công dân đủ 21 tuổi trở lên
B. Cán bộ, công chức nhà nước
C. Tất cả mọi công dân
D. Người đứng đầu các cơ quan trong nhà nước
Khoản 3 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “... cha mẹ không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội” là thể hiện mối quan hệ nào dưới đây ?
A. Giữa gia đình với đạo đức.
B. Giữa pháp luật với đạo đức.
C. Giữa đạo đức với xã hội.
D. Giữa pháp luật với gia đình.
Bạn M hỏi bạn A, tại sao tất cả các quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình đều phù hợp với quy định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” trong Hiến Pháp? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào của pháp luật dưới đây để giải thích cho bạn M?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính bắt buộc chung.
Bà M chuyển quyền quản lý doanh nghiệp cho con trai theo đúng quy định của pháp luật nhưng bị cơ quan chức năng từ chối. Bà M và con cần dựa vào quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình?
A. Điều tra
B. Khiếu nại
C. Phán quyết
D. Tố cáo
Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ” là một trong những biểu hiện của quyền bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình ?
A. Bình đẳng giữa các thế hệ.
B. Bình đẳng giữa người trước và người sau.
C. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
D. Bình đẳng giữa các thành viên.
Hãy sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật sau đây theo các lĩnh vực khác nhau:
STT | Lĩnh vực Tên văn bản | Pháp luật về kinh doanh | Pháp luật về văn hóa | Pháp luật về xã hội | |
1 | Hiến pháp | ||||
2 | Luật Giáo dục | ||||
3 | Luật Di sản văn hóa | ||||
4 | Pháp lệnh Dân số | ||||
5 | Luật Doanh nghiệp | ||||
6 | Bộ luật Lao động | ||||
7 | Luật Đầu tư | ||||
8 | Luật Phòng, chống ma túy | ||||
9 | Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm | ||||
10 | Luật Thuế thu nhập cá nhân |