Thể chế dân chủ cổ đại ở Địa Trung Hải quy định những người lao động chủ yếu trong xã hội
A. được hưởng mọi quyền dân chủ
B. được tham dự đại hội, bầu cử bằng bỏ phiếu, chế độ trợ cấp xã hội
C. không có quyền công dân
D. không được bầu cử và hưởng chế độ trợ cấp xã hội
Quyền lực xã hội ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải nằm trong tay thành phần
A. quý tộc phong kiến
B. vua chuyên chế
C. chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn
D. bô lão của thị tộc
Câu 10: Trong xã hội nước ta dưới thời Bắc thuộc mâu thuẫn xã hội nào là cơ bản nhất?
A. giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.
B. giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
C. giữa quý tộc với chính quyền đô hộ phương Bắc.
D. giữa nông dân với chính quyền đô hộ phương Bắc.
Câu 11: Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước
ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X nhằm thực hiện âm mưu gì?
A. Sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.
B. Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới.
C. Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá.
D. Biến nước ta thành căn cứ quân sự để xâm lược các nước khác.
Câu 12: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia nước ta thành hai quận là
A. Giao Chỉ và Cửu Chân
B. Cửu Chân và Nhật Nam
C. Nhật Nam và Giao Chỉ
D. Giao Chỉ và Tỉ Ảnh
Câu 13: Chính quyền phong kiến phương Bắc đã tổ chức bộ máy cai trị nước ta như thế
nào?
A. Chia nước ta thành quận huyện, sát nhập vào lãnh thổ phương Bắc.
B. Chia nước ta thành năm quận, cử người sang cai trị trực tiếp.
C. Chia nước ta thành quận huyện, cử người cai trị tới tận xóm, làng.
D. Tăng cường kiểm soat, đưa người Hán sang sống chung với người Việt.
Câu 14. Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa nhằm
A. bảo tồn và phát triển văn hóa phương Đông
B. biến người Việt thành một bộ phận người Hán.
C. khai hóa văn minh cho người Việt.
D. đẩy mạnh giao lưu văn hóa Việt – Hán.
Câu 15. Chính sách thống trị về văn hóa của chính quyền phong kiến phương Bắc thực
hiện ở nước ta là
A. khuyến khích giao lưu văn hóa Hán-Việt.
B. khuyến khích phát triển văn hóa truyền thống của người Việt.
C. truyền bá Nho giáo, bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán.
D. áp đặt đạo Phật, bắt nhân dân ta phải theo Phật giáo.
Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải là
A. Chủ nô
B. Nô lệ
C. Người bình dân
D. Nông dân công xã
Tại sao gọi chế độ nhà nước ở phương Đông cổ đại là chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại?
A. Xuất hiện sớm, do nhà vua đứng đầu.
B. Đứng đầu nhà nước là vua, có quyền lực tối cao.
C. Do vua chuyên chế đứng đầu với quyền lực tối cao.
D. Nhà nước xuất hiện đầu tiên thời cổ đại.
Có sự phân hoá giàu nghèo thành các tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ. Đó là biểu hiện về mặt xã hội của nhà nước nào?
A. Văn Lang - Âu Lạc
B. Cham-pa
C. Phù Nam
D. Lâm Áp
Đại hội Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lê nin để bàn về
A. Cương lĩnh và điều lệ của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga
B. Chương trình hành động của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga
C. các nghị quyết của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga
D. tình hình nước Nga dưới chế độ Nga hoàng
Câu 1. Trình bày các tầng lớp xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông.
Câu 2. Ý nghĩa của các công trình kiến trúc cổ đại phương Đông.
Câu 3. Hiểu biết về chế độ quân điền Trung Quốc thời nhà Đường.
Câu 1. Trình bày các tầng lớp xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông.
Câu 2. Ý nghĩa của các công trình kiến trúc cổ đại phương Đông.
Câu 3. Hiểu biết về chế độ quân điền Trung Quốc thời nhà Đường.