Tham khảo
Quan sát cây bàng ở sân trường:
- Gốc cây: To, màu nâu sẫm, sần sùi.
- Thân cây: To, không cao, tỏa ra nhiều cành lớn, thân sần sùi.
- Cành, lá: Cây bàng có nhiều cành, tỏa ra giống như một chiếc ô xanh che bóng mát cho các bạn học sinh chơi đùa là giống hình chiếc quạt mo quạt cho chúng em một làn gió mát rượi.
- Hoa: Hoa bàng màu trắng, nhỏ li ti , mọc theo từng chùm hoa dài.
- Quả bàng non màu xanh có hình bầu dục, nhưng chín nó ngả sang màu vàng.
a) Trình tự quan sát của em hợp lí
b) Em đã quan sát bằng những giác quan :
⇒ Thị giác (mắt)
c) Cái cây em quan sát :
⇒ Nhiều tuổi hơn, có nhiều kỉ niệm đẹp đẽ với tuổi học trò.
Tham khảo:
Miêu tả khái quát:
+ Cây bàng ở góc sân trường em khoảng hơn 10 năm nay rồi
+ Nhìn từ xa, cây bàng trông như một cây cổ thụ cổ kính. Cành lá tươi tốt vào mùa hè và cành lá khẳng khiu trơ trụi vào mùa đông.
- Miêu tả chi tiết:
+ Thân cây: to lớn, màu nâu, có những chỗ bạc phếch để lại dấu ấn của thời gian. Vỏ cây sần sùi, có những chỗ bong tróc. Thân cây rất lớn, to bằng vòng tay của khoảng 2 bạn học sinh
+ Có một vài cái rễ nổi lên trên mặt đất theo năm tháng
+ Cành lá khẳng khiu, dài như những bàn tay.
+ Trên những cành cây ấy, đó là những lá bàng thay sắc đổi màu quanh năm
+ Mùa xuân: lá bàng non và xanh, nhu nhú như những đốm lửa màu xanh ngọc
+ Mùa hè: lá bàng vô cùng xanh tốt. Quả bàng màu vàng, chín ăn rất ngon và ngậy. Hạt bàng còn là đặc sản của Côn Đảo
+ Mùa thu: lá bàng chuyển màu vàng nâu, rụng rất nhiều
+ Mùa đông: bàng trơ trụi lá, cành cây khẳng khiu, ươm mầm sự sống chờ xuân sang.
+ Cây bàng gắn bó với bao thế hệ học sinh, cho chúng em bóng mát và là chỗ để chúng em vui chơi.
a, Trình tự quan sát của em là từ khái quát đến cụ thể, nên hợp lí
b, Em quan sát bằng xúc giác, thị giác và vị giác
c, Cây bàng của em khác với cây phượng, cây bằng lăng dù đều là cây bóng mát ở chỗ: có quả bàng, bàng không có hoa rực rỡ như phượng với bằng lăng.
Tham khảo:
Quan sát cây bàng ở sân trường:
- Gốc cây: To, màu nâu sẫm, sần sùi.
- Thân cây: To, không cao, tỏa ra nhiều cành lớn, thân sần sùi.
- Cành, lá: Cây bàng có nhiều cành, tỏa ra giống như một chiếc ô xanh che bóng mát cho các bạn học sinh chơi đùa là giống hình chiếc quạt mo quạt cho chúng em một làn gió mát rượi.
- Hoa: Hoa bàng màu trắng, nhỏ li ti , mọc theo từng chùm hoa dài.
- Quả bàng non màu xanh có hình bầu dục, nhưng chín nó ngả sang màu vàng.
a) Trình tự quan sát của em hợp lí
b) Em đã quan sát bằng những giác quan :
⇒ Thị giác ( mắt )
c) Cái cây em quan sát :
⇒ Nhiều tuổi hơn , có nhiều kỉ niệm đẹp đẽ với tuổi học trò.
tham khảo
- Miêu tả chung cây phượng
Cây phượng trong sân trường em đã được trồng từ hàng chục năm trước.Đây là loại cây cổ thụ, ra hoa vào mùa hè.Nhìn từ xa cây phượng tỏa bóng mát che rợp cả khoảng trống phía trước trường.- Miêu tả chi tiết về cây phượng
Gốc cây lớn, gồm nhiều rễ dài như những con rắn quấn lấy thân cây.Thân cây màu nâu, khoảng một vòng tay người ôm, có quét vôi trắng xung quanh.Lá phượng nhỏ nhắn như lá me.Mùa hè hoa phượng thường nở đỏ rực có một khoảng trời.Nụ hoa phượng mọc thành từng chùm, có màu xanh, nhỏ xinh.Mỗi bông hoa phượng thường có năm cánh mỏng, màu đỏ.Hoa phượng không có mùi hương nồng nàn nhưng lại rất riêng.Hoa phượng nở và tiếng ve là những âm thanh quen thuộc của mùa hè.a, Trình tự quan sát của em là từ khái quát đến cụ thể, nên hợp lí.
b, Em quan sát bằng xúc giác, thị giác và vị giác.
c, Cây phượng cổ thụ gắn bó với bao thế hệ học sinh.
Ghi lại kết quả quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường (hoặc nơi em ở) lớp 4 củng cố kỹ năng quan sát thực tế, vận dụng vào bài viết văn tả cây cối cho các em học sinh lớp 4.
THAM KHẢO : DÀN Ý CÂY PHƯỢNG
Mở bài: Giới thiệu cây muốn tả (Cây phượng)
Cây phượng do ai trồng? (Do lớp chị tôi trồng kỉ niệm trước lúc xa mái trường thân yêu này.)Trồng ở đâu? Được bao lâu rồi? (Cây phượng nằm ngay ở giữa sân trường. Tính đến nay, cây phượng đã qua tám mùa hoa nở)
b. Thân bài:
- Tả bao quát cây phượng (Chọn thời điểm phượng đang ra hoa để miêu tả.)
- Tả từng bộ phận:
Gốc phượng to bằng chừng nào?Rễ phượng có những đặc điểm gì?Thân phượng (Vỏ cây có màu gì? Trơn hay nhám hoặc xù xì?…)Tán phượng (tả cành, lá….)Tả hoa phượng (Những đặc điểm nổi bật của cánh phượng, nụ hoa, màu sắc….)
c. Kết bài: Cảm nhận của em về cây phượng vĩ ở sân trường.