Lời giải:
Quân lính của nhà vua thét đuổi mọi người, không cho ai tới gần.
Lời giải:
Quân lính của nhà vua thét đuổi mọi người, không cho ai tới gần.
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Đối đáp với vua
1. Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.
2. Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.
3. Câu bé bị dẫn tới trước mặt nhà vua. Cậu từ xưng là học trò mới ở quê ra chơi. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt nước lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau : Nước trong leo lẻo cá đớp cá Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn : Trời nắng chang chang người trói người
4. Vế đối vừa cứng cỏi, vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé.
- Minh Mạng (1791-1840) : vua thứ hai của triều Nguyễn.
- Cao Bá Quát (1809-1855): Nhà thơ nổi tiếng văn hay chữ tốt, có tài đối đáp. - Ngự giá : (vua) ngồi xe hoặc ngồi kiệu đi các nơi.
- Xa giá : xe của vua
- Đối : + Thế văn cũ gồm 2 vế câu (hai câu) có số tiếng bằng nhau, đối chọi nhau về ý và lời. + làm vế đối lại.
- Tức cảnh: thấy cảnh mà có cảm xúc, liền nảy ra thơ văn.
- Chỉnh: theo đúng phép tắc chặt chẽ.
Vua Minh Mạng tới thăm vùng đất nào ?
A. Kinh đô Huế
B. Thăng Long (Hà Nội)
C. Vùng quê nghèo
Ngày xửa ngày xưa có 1 chàng trai trẻ chưa cưới được vợ, chàng trai sống bằng nghề nông quanh năm gắn bó với con trâu và cái cày. Vào 1 ngày nọ chàng trai vác rìu lên rừng kiếm củi. Trong lúc chàng trai đang hì hụi đốn cây, anh nhìn thấy 1 con quạ đen tha 1 con chim sẻ nhỏ bay tới đậu ở 1 tảng đá tại gần chỗ anh đang làm việc. Nhìn thấy con quạ sắp ăn thịt con chim sẻ, chàng trai bỗng động lòng trắc ẩn thương cho chú chim nhỏ bé sắp sửa lọt vào miệng loài quạ quái ác.
Chàng trai cúi xuống nhặt một viên đá ném vào con quạ. Con quạ đen giật mình thấy có ai ném mình nên bỏ lại con mồi rồi vỗ cánh bay lên. Bực tức bởi vì hỏng ăn, con quạ chửi bới om sòm. Chàng trai nhặt thêm viên đá nữa ném tiếp vào con quạ và mắng: – “Đồ chim quái ác, mày hãy biến ngay !”. Con quạ đen tức tối bay đi, trước khi bay đi nó còn đe dọa chàng trai là sẽ quay lại trả thù. Chàng trai chạy lại phiến đá nhặt chú chim sẻ đang ngoi ngóp, anh tìm đủ mọi phương cách ủ cho con chim sống lại. Với cố gắng và lỗ lực cứu chú chim, chỉ gần 1 tiếng sau, chú chim nhỏ đã tỉnh lại và vỗ cánh bay được. Chú chim sẻ cảm ơn chàng trai và bảo anh ngồi đợi nó một lát để nó bay đi lấy tặng anh 1 vật quý.
Truyện cổ tích Việt Nam: Ai mua hành tôi
1 lúc sau, chú chim đã quay trở lại và trong miệng ngậm 1 cái lọ bé tí xíu đặt xuống bên cạnh chàng trai và nói: – “Đây là lọ nước thần có phép màu làm cho một người đang già có thể trẻ lại, làm cho một vật nhỏ có thể to thêm, trên thế gian này không có một ai có”. Nói xong chú chim sẻ vỗ cánh bay đi. Chàng trai tò mò bèn mở nút lọ nước thần ra xem, anh thấy nước trong lọ tỏa ra một hương thơm ngào ngạt. Chàng trai nghĩ thầm: – “Những thứ nước thơm như này chủ yếu để cho các bà nhà giàu có sức vào làm đỏm, chứ mình thì chắc chả bao giờ dùng loại nước thơm này “. Rồi anh đậy nắp lọ lại cẩn thận, cất vào túi áo và gánh củi mang về. Về tới nhà anh treo lọ nước lên kèo nhà, rồi thời gian cứ thế trôi qua, cũng do quá bận bịu với công việc đồng áng nên anh cũng bẵng quên đi, không còn nhớ tới cái lọ nước ấy nữa.
Một vài năm sau đó, vất vả mãi chàng trai mới cưới được một cô vợ. Vợ của anh cũng là con gia đình làm nông nên quanh năm chân lấm tay bùn, vì suốt ngày phải tiếp xúc với việc đồng áng cho nên vợ anh cũng đen đủi và xấu xí. Nhưng vợ chồng nhà anh rất yêu thương nhau.
Vào một hôm, khi người chồng đang cày giở nốt mảnh ruộng người đồng, vợ anh ở nhà cho lợn gà ăn và thu dọn nhà cửa sạch sẽ. Trong lúc đang lau dọn, chị phát hiện trên kèo nhà có một lọ gì đó nho nhỏ, chị tò mò mở ra thì ngửi thấy một hương thơm ngào ngạt lan tỏa ra khắp nhà, chị tưởng đây là nước thơm chồng để đây nhân dịp đặc biệt sẽ tặng cho vợ. Lát sau, chị đun nước tắm gội rồi cho nọ nước thơm xức khắp mình mẩy.
Thật không ngờ, sau khi xức xong, từ một con người với vẻ ngoài xấu xí, bỗng chốc chị đã trở lên xinh đẹp lạ thường. Vẻ đẹp của chị giờ có thể nói là “nghiêng nước nghiêng thành” không ai sánh bằng. Nước thần trên người chị chảy xuống mấy cây hành nhỏ bên cạnh giếng, bỗng nhiên mấy cây hành bỗng lớn phổng một cách lạ thường, củ hành to như bình vôi, dọc hành dài như một chiếc đòn gánh.
Khi người vợ đi cày trở về nhà thì anh không thể nhận ra vợ mình nữa, anh cứ ngỡ rằng mình đang gặp một tiên nữ giáng trần, mãi sau anh mới nhận ra vợ vì nghe được giọng nói quen thuộc của chị. Chị vợ ngồi kể cho chồng nghe toàn bộ sự việc, nghe xong anh mới sực nhớ ra lọ nước thần mà con chim sẻ 3 năm trước báo đáp đền ơn anh đã cứu mạng. Kể lại chuyện cũ trong rừng cho vợ nghe, hai vợ chồng ôm nhau mừng rỡ, anh ngồi ngắm vợ mãi không biết chán.
Cũng kể từ hôm đó, anh quấn lấy vợ không rời. Chính vì thế mà một phần việc đồng áng có chút phần bê trễ. Nhưng cứ ở nhà ngắm vợ như này mãi không ổn, như này thì hai vợ chồng không có cơm để ăn mất. Anh nghĩ ra một cách, ngày hôm sau anh đi tìm và thuê một thợ vẽ cực giỏi để vẽ hình vợ anh. Thế là từ giờ, cứ mỗi khi ra đồng làm việc, anh lại mang theo tấm hình của vợ để ngắm lúc mệt mỏi.
Một hôm khi đang cày ruộng, vừa cày được mươi luống thì con quạ năm xưa xà xuống quắp mất tấm hình của vợ anh rồi bay đi mất. Anh thấy vậy đuổi theo nhưng không kịp, con quạ đã vẫy cánh bay xa. Để báo thù mối thù 3 năm về trước, con Quạ mang bức tranh tới tận kinh đô, thả xuống sân rồng (Sân của hoàng cung nhà vua). Bọn lính canh thấy có bức tranh vẽ hình một cô gái rất đẹp nên đã cầm lên trình vua xem. Vì người con gái trong tranh quá xinh đẹp, vua ngắm mãi không hề biết chán, trong bụng nghĩ “Trong cung ta đã có rất nhiều mỹ nữ xinh đẹp tuyệt trần, nhưng không có một người nào đẹp như người con gái trong tranh. Hẳn là trời sai con quạ kia đến mách cho ta đây!”.
Lập tức vua ra lệnh cho một viên quan đại thần trong triều phải gấp rút tìm được cho ra người con gái xinh đẹp trong tranh và mang nàng về đây. Viên quan cho người đi dò la lùng sục khắp mọi vùng. Để việc dò la hiệu quả hơn, viên quan còn cho mở hội ở các vùng, khi người dân đến chơi hội đông, chúng lấy bức tranh ra và giả vờ nói là tình cờ nhặt được, ai là chủ nhân thực sự của bức tranh thì đến nhận lại.
Một hôm, chúng tới mở hội ở quên hai vợ chồng anh chàng có lọ nước thần. Quả nhiên anh chàng đã rơi vào bẫy của chúng. Thấy tấm hình của vợ mình, anh mừng rỡ tới nhận lại tranh. Nhưng anh không ngờ rằng, bọn chúng đã bí mật theo anh về tới tận nhà. Khi nhìn thấy vợ anh đúng là người phụ nữ trong tranh, chúng ập tới bắt nàng và đưa lên kiệu rước nàng về kinh đô, mặc cho người chồng của nàng quỳ lạy than khóc.
Sau khi bị bắt vào cung, người vợ không cười mà cũng không nói, biết bao nhiêu áo đẹp nhưng nàng vẫn không mặc, đầu tóc rối bù không chải, không cho một ai đến gần. Đem được người đẹp về cung, vua lấy làm mừng rỡ nhưng làm đủ mọi cách, người đẹp cũng không nở một nụ cười, không cất lên một tiếng, suốt ngày chỉ im lặng. Vua lệnh cho rao trong dân chúng rằng, hễ trong nhân gian có ai làm cho nàng cười nói được, người đó sẽ được phong quan và thưởng rất hậu hĩnh.
Nghe được tin này, từ những gánh hề nổi tiếng cho tới những bậc cao y nô nức kéo nhau đến kinh thành với hy vọng có thể làm cho người đẹp nói cười. Nhưng đủ trò được giở ra, đủ mọi biện pháp từ diễn hề tới cúng bái cũng không làm cho nàng mở miệng.
Lại nói đến chuyện anh chồng, từ khi mất vợ, anh không thiết làm gì nữa, tất cả công việc anh đều không màng tới, chỉ ở nhà nhớ vợ. Khi nghe được tin loan báo ai làm cho người đẹp trong cung cười nói thì sẽ được vua ban thưởng, anh liều mình một phen lên kinh tìm vợ. Trước khi đi, anh nhổ mấy củ hành lớn bên cạnh giếng buộc làm một gánh quẩy theo. Đến kinh đô, anh đi qua đi lại trước cửa hoàng cung rồi rao lớn:
“Dọc bằng đòn gánh,
Củ bằng bình vôi,
Ai mua hành tôi,
Thì thương tôi với!”
Tiếng rao của anh mỗi lúc một lớn vọng vào cung vua. Nghe thấy tiếng chồng, nét mặt của người vợ tươi tỉnh hắn. Cuối cùng nàng cũng quay ra nói với thị nữ:
– Hãy ra mời người bán hành vào đây cho ta!
Khi nhìn thấy chồng mình, người vợ cười lên một tiếng. Thấy người đẹp bỗng dưng cười nói, vua lấy làm sung sướng, lại thấy mấy cây hành to kì lạ, vua càng làm thấy ngạc nhiên. Cứ ngỡ rằng chắc nàng cười nói là do mấy cây hành kì lạ kia, vua nảy ra một ý muốn tự cải trang thành người bán hành gánh qua gánh lại để làm vui lòng người đẹp. Vua bảo anh chồng:
– Nhà ngươi cởi hết quần áo ra, ta sẽ cho ngươi tạm mặc long bào vào, ta sẽ mặc bộ quần áo của ngươi để giả làm người bán hành rong.
Thấy vua mặc quần áo xong, gánh gánh hành đi qua đi lại rao như anh chồng rao, người vợ lại càng cười ngặt ngẽo. Thấy người đẹp thích thú vua lại càng làm già. Nhưng đột nhiên người vợ bảo thị nữ thả chó ra. Đàn chó thấy vua cứ ngỡ là người lạ liền nhảy bổ vào cắn xé cho đến chết. Người vợ bảo chồng mình:
– Mình hãy mau mau leo lên ngai vàng ngồi đi!
Anh chồng lật đật trèo lên ngai vàng giữa lúc trăm quan và cung nữ rập đầu bái mạng. Từ đó anh làm vua và ở với vợ trọn đời.
LÀ CHUYỆN CỔ TÍCH GÌ???TRẢ LỜI THÌ NHỚ KẾT BẠN LUÔN NHA
TẬP 5
Mọi người sẽ không đánh giá con người bạn qua số tiền mà bạn có trong ngân hàng, chiếc xe bạn đang đi, căn nhà nơi bạn đang sống hoặc loại công việc bạn đang làm. Mà bạn, cũng như bao người khác, là một sự pha trộn phức tạp đến mức gần như không thể đong đếm được giữa những khả năng và các giới hạn.
Chính bạn là một sự độc đáo không hề giống ai với tất cả những ưu, khuyết, tính cách, khả năng, niềm tin và mơ ước. Và bạn hoàn toàn có thể phát triển, hoàn thiện và trưởng thành với chính những gì bạn vốn có.
Có một khuynh hướng ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay, đó là thay vì nhận ra những khuyết điểm của bản thân rồi kiên quyết sửa đổi, cải thiện, nhiều người lại dễ dàng chấp nhận chính mình. Họ thỏa hiệp cả với những lỗi lầm hay thiếu sót của bản thân, vẫn cho rằng mình là toàn vẹn, là hoàn hảo mà không cần cố gắng gì thêm.
Trong một nghiên cứu về lòng tự trọng, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng: Những người cảm thấy hạnh phúc với chính mình biết chấp nhận thất bại và thanh minh nó, xem đó như là một sự cố rủi ro và không phản ánh điều gì về khả năng của họ cả. Còn những người không hạnh phúc đón nhận thất bại một cách bực bội và “xé to” nó ra, biến nó thành “đại diện” cho con người của họ, hơn nữa còn dùng nó để dự đoán những sự kiện tương lai của họ nữa - và rút cục là họ không dám làm gì cho dù cơ hội có đến hay không.
TẬP 5
Nếu xem cuộc sống là một chiếc bánh ngọt thì truyền hình được ví như lớp kem béo ngậy quét bên ngoài. Nó tiếp thêm hương vị cho cuộc sống, cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết, nhưng nếu quá lạm dụng, nó có thể khiến bạn chẳng còn quan tâm gì đến những điều khác thật sự quan trọng đang diễn ra xung quanh. Xem ti vi quá nhiều có thể làm tăng sự khao khát hiểu biết của chúng ta lên gấp ba lần, nhưng đôi khi lại làm cho bạn nhìn thế giới thực tế khác đi, và điều tệ hại nhất là khiến cho chúng ta mắc phải thói quen hưởng thụ bị động đồng thời nó cũng lấy đi những khoảng thời gian mà lẽ ra nên dành cho những việc khác có ý nghĩa hơn.
Khi vào siêu thị, bạn có ghé qua tất cả các gian hàng và chọn mua một món gì đó tại mỗi kệ hàng ấy không? Dĩ nhiên là không. Bạn sẽ chỉ ghé lại những chỗ có món hàng mà bạn cần và bỏ qua những gian khác. Nhưng khi xem ti vi, có vẻ như nhiều người lại theo quy trình “mỗi gian hàng mua một thứ”. Bạn thử nghĩ xem - hôm nay là thứ Hai, chúng ta xem ti vi, rồi đến thứ Ba, thứ Tư, chúng ta cũng xem ti vi. Đôi khi, việc xem ti vi đã trở thành một thói quen. Bạn hãy tự hỏi xem, “Thực ra, mình có muốn xem chương trình này hay không? Nếu nó không được trình chiếu thì mình có yêu cầu Đài truyền hình làm việc đó hay không?”. Mọi người không biết là một số chương trình truyền hình đã được dàn dựng, chọn lọc, biên tập một cách kỹ lưỡng và hoàn hảo đến mức đôi lúc nó khác xa đời thường.
Các nhà tâm lý học nhận định rằng - một số người xem ti vi nhiều đến nỗi họ chẳng còn nhiều thời gian để chuyện trò với người thân, hay để ý đến những điều thú vị khác đang diễn ra xung quanh họ. Theo lời một nhà tâm lý học thì, “Ti vi đã cướp đi quá nhiều thời gian của chúng ta và không bao giờ trả lại”.
Đừng bật ti vi chỉ vì nó ở đó, ngay trước mắt bạn hoặc chỉ vì bạn đã quen làm như thế. Hãy chỉ mở ti vi khi nào có chương trình mà bạn muốn xem. Từ việc hạn chế xem ti vi trong những giờ phút rỗi rãi, bạn có thể dành thời gian để làm nhiều việc có ích cho gia đình, cho bạn bè, để đọc sách hay tìm những giây phút yên tĩnh hiếm hoi cho chính mình. Những lúc ấy, bạn có thể chủ động làm một điều gì đó thật sự thú vị thay vì lãng phí thời gian một cách thụ động.
bBaif1.Địc bài cậu bé thông minh (SGK Tiếng Việt 3,tập 1,trang 4) và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái trước mỗi câu trả lời đúng:
1.Nhà Vua đã nghĩ ra kế gì để tìm người tài giỏi?
a,Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp vàng bạc,châu báu.
b,Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp thóc gạo.
c,Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
d,Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con trâu
2.Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh vua?
a,Vì dân chúng quá nghèo khổ.
b,Vì gà trống không đẻ trứng được.
c,Vì nhân dân không có ruộng dất để cày bừa.
d,Vì họ không có trâu để nộp.
3.Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của vua là vô lí?
a,Cậu kể cho vua nghe một câu chuyện cổ tích.
b,Cậu giải thích cho vua nghe về cuộc sống cực khổ,vất vả của người nông dân.
c,Cậu nói một chuyện khiến nhà vua nghe là vô lí:bố đẻ em bé.
d,Cả a,b,c đều đúng.
4.Câu chuyện nói lên điều gì?
a,Sự vô lý của nhà vua.
b,Ca ngợi sự thông minh của nhà vua khi tìm người tài giỏi ra giúp nước.
c,Ca ngợi sự nhân từ của nhà vưa.
d,Ca ngợi sự tài trí của cậu bé.
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Người liên lạc nhỏ
1. Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã chờ sẵn ở đấy. Ông mỉm cười hiền hậu :
- Nào, bác cháu ta lên đường !
Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai cửa tay. Trông ông như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước, ông ké lững thững theo đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đằng sau tránh vào ven đường.
2. Đến quãng suối, vừa qua cầu thì gặp Tây đồn đem lính đi tuần. Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá. Lưng đá to lù lù, cao ngập đầu người. Nhưng lũ lính đã trông thấy. Chúng nó kêu ầm lên. Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính, như người đi đường xa, mỏi chân, gặp được tảng đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát.
3. Nghe đằng trước có tiếng hỏi : - Bé con đi đâu sớm thế ? Kim Đồng nói : - Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm. Trả lời xong, Kim Đồng quay lại gọi : - Già ơi ! Ta đi thôi ! Về nhà cháu còn xa đấy !Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh. Hai bác cháu đã ung dung đi qua trước mặt chúng. Những tảng đá ven đường sáng rực lên như vui trong nắng sớm. - Kim Đồng (1928-1943) : người dân tộc Nùng, tên thật là Nông Văn Dền, quê ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, hi sinh lúc 15 tuổi.
– Ông ké : người đàn ông cao tuổi (cách gọi của một vài dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc). - Nùng : một dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở Việt Bắc.
- Tây đồn : tên quan Pháp chỉ huy đồn.
- Thầy mo : thầy cúng ở miền núi. - Thong manh : (mắt) bị mù hoặc nhìn không rõ, nhưng trông bề ngoài vẫn gần như bình thường.
Anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến gặp ai ?
A. Một thanh niên
B. Một nhóm người lạ
C. Một ông ké
Con hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống :
a. ... đã làm đực một việc tốt, mang lại sự ấm áp cho người khác.
b. ... đã phần nào với bớt nỗi buồn vì được chia sẻ
c. Trong cuộc sống, sự ... sẽ đưa mọi người tới gần nhau hơn.
Viết đoạn văn (5 -6 câu) Trong giờ Đạo đức, thầy giáodân phố nơi em ở và công việc bác làm.
Gợi ý:
- Bác tổ trưởng tổ dân phố tên là gì?
- Nêu một số đặc điểm về hình dáng, tính tình của bác.
- Bác đã làm những công việc gì? Những công việc đó đem lại lợi ích và niềm vui gì cho mọi người?
- Tình cảm của em và mọi người nơi em ở với bác như thế nào?
Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau :
a) Vì thương dân Chử Đổng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải.
b) Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô-phi đã về ngay.
c) Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua.
d) Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.