Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thị Hải Trần

Qua hai bài thơ đi dường và ngắm trăngem hãy chứng minh rằng Bác Hồ là người có tình yêu thiên nhiên tha thiết có bản lĩnh cách mạng phi thường

Thị Hải Trần
6 tháng 5 2021 lúc 17:34

Giúp mk với đang cần gấp

Laville Venom
6 tháng 5 2021 lúc 17:35

tk 

Bài làm 1 Bài thơ Ngắm trăng ( vọng nguyệt) là một trong những thi phẩm trích trong tập “Nhật ký trong tù” của Bác . Tập thơ ra đời trong khi vị lãnh tụ kính yêu đang bị giam hãm và tù đầy. Bài thơ là bức họa thưởng trăng của người tù, qua con mắt của thi nhân, cảnh thiên nhiên hiện ra thật đẹp:Trong tù không rượu cũng không hoaCảnh đẹp đêm nay khó hững hờNgười ngắm trăng soi ngoài cửa sổTrăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơMở đầu thi phẩm là những vần thơ phác họa một cách chân thực cuộc sống trong tù khổ cực và gian lao của Bác. “Trong tù không rượu cũng không hoa”, cuộc sống khó khăn, khắc khổ trong tù kìm hãm con người ta, làm cho thi nhân không thể làm bạn với rượu , trò chuyện với hoa. Mà từ xưa, rượu và hoa đã trở thành thú vui tao nhã cho những kẻ lãng tử vì nghệ thuật , vì văn thơ. Trong hoàn cảnh ấy ta chỉ có thể làm bạn với thiên nhiên. Hình ảnh trăng lúc ấy từ mờ ảo mà trở nên rõ nét, đẹp và lãng mạn vô cùng. Bác vừa đắm say trước cảnh đẹp trong đêm khuya, một vầng trăng sáng xuất hiện chiếu rọi tâm hồn thi nhân, khúc xạ những cảm xúc, những rung động lạc với hoàn cảnh thực tại. Trong sự đắm say ấy có chút bối rối trước sự xuất hiện của vầng trăng và ánh sáng tỏa xuống ô cửa sổ của nhà tù. Trăng luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi nhân và những người yêu cái đẹp, người ta thưởng nguyệt để tâm hồn được thư thái thế nhưng Bác Hồ lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt đó là bị giam cầm, bó buộc tự do ở trong tù. Hình ảnh vầng trăng càng trở nên lung linh hơn, đối lập với sự tối tăm của tù đầy, vầng trăng là ánh sáng duy nhất khiến cho người tu ung dung thưởng thức mà khó "hững hờ" bỏ qua. Trong hai câu thơ tiếp cũng là hai câu cuối cùng của bài thơ, ta thấy rõ được sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, giữa thực tại và mộng mơ, giữa bút lãng mạn và bút pháp hiện thực. Dù cho có đối lập nhưng khi chúng giao hòa với nhau lại tạo ra một bức tranh rất đỗi trữ tình và đẹp đẽ:"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổTrăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"Hình ảnh thi nhân được khắc họa nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút vướng bận, khổ đau trước những khó khăn thiếu thốn và nghịch cảnh trong nhà tù như xiềng xích, bệnh tật, sự bất công,…Trước hoàn cảnh đó Bác quên đi thế giới hữu hình xung quanh mình để thưởng nguyệt, đề tìm đến cõi vô hình của xúc cảm, Người luôn giữ cho riêng mình phong thái của người nghệ sĩ, sự ung dung, tự tại, hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng chẳng run sợ trước những khó khăn của nhà tù tối tăm . Và với biện pháp nhân hóa, vầng trăng trở nên tuyệt đẹp và có hồn. Trăng có thể "nhòm", nhìn vào trong bóng tối, ngắm nhà thơ. Chi tiết đó đã thể hiện sự lãng mạn của người tù nhân. Bác cho thiên nhiên, đó là vầng trăng mang một vẻ đẹp giản dị hoang dại mà độc đáo : ánh trăng soi qua khung cửa sổ nhà tù tối tăm với nhưng khung sắt han gỉ đã trở thành tri âm, tri kỉ của người tù binh, người chiến sĩ cách mạng mang trong mình tâm hồn , xúc cảm của thi nhân. Ngắm trăng là một bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Nhật Kí Trong Tù. Đúng như Hoài Thanh từng nói rằng:" thơ Bác đầy ánh trăng". Thiên nhiên luôn trở thàng nguồn cảm hứng lớn lao và bất tận.
Thị Hải Trần
6 tháng 5 2021 lúc 17:47

Làm gộp cả hai bài


Các câu hỏi tương tự
๖ۣۜNɦσƙ ๖ۣۜTì
Xem chi tiết
Julie
Xem chi tiết
buiducphuc
Xem chi tiết
Hồng quang Lương
Xem chi tiết
Minh Thông Hoàng
Xem chi tiết
Khách vãng lai
Xem chi tiết
Tiên Nguyễn
Xem chi tiết
miner ro
Xem chi tiết
hoàng nguyễn đức anh
Xem chi tiết