Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:
A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch.
B. Nồng độ những ion nào trong dung dịch là lớn nhất.
C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
D. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li chỉ xảy ra khi:
A. Các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.
B. Các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh.
C. Một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.
D. Phản ứng không phải là thuận nghịch.
Hãy chọn câu trả lời đúng.
(1 điểm) Phương trình ion thu gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch chất điện li. Ví dụ phản ứng nhận biết ion ammonium bằng dung dịch kiềm có bản chất là
NH4+ + OH- → NH3 + H2O
Cách chuyển phương trình phân tử thành phương trình ion thu gọn như sau:
- Chuyển các chất vừa dễ tan trong nước vừa điện li mạnh thành ion; các chất khí, kết tủa, điện li yếu, không điện li và nước để nguyên dạng phân tử.
Ví dụ: NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O
⇒ NH4+ + Cl- + Na+ + OH- → Na+ + Cl- + NH3 + H2O
- Lược bỏ những ion không tham gia phản ứng (các ion xuất hiện ở cả trước và sau phản ứng).
⇒ Lược bỏ ion Na+ và Cl-
⇒ NH4+ + OH- → NH3 + H2O
Từ đó, em hãy viết phương trình ion thu gọn của các phản ứng hóa học sau.
a) NaOH + HCl → NaCl + H2O
b) BaCl2 + Na2SO4 → 2NaCl + BaSO4↓
c) K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O
d) Cu + 2Fe(NO3)3 → 2Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2
Cho dung dịch B a ( O H ) 2 đến dư vào 75 ml dung dịch muối amoni sunfat.
1. Viết phương trình hoá học của phản ứng dưới dạng ion.
2. Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch muối ban đầu, biết rằng phản ứng tạo ra 17,475 g một chất kết tủa. Bỏ qua sự thuỷ phân của ion amoni trong dung dịch.
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li thực chất là phản ứng giữa các
A. nguyên tử.
B. ion.
C. tinh thể.
D. phân tử.
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong 3 dung dịch có cùng pH là HCOOH, HCl và H2SO4 thì dung dịch có nồng độ mol lớn nhất là HCOOH.
(2) Phản ứng trao đổi ion không kèm theo sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố.
(3) Có thể phân biệt trực tiếp 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là BaCO3.
(4) Axit, bazơ, muối là các chất điện li.
(5) Dung dịch CH3COONa và dung dịch C6H5ONa (natri phenolat) đều là dung dịch có pH >7.
(6) Theo thuyết điện li, SO3 và C6H6 (benzen) là những chất điện li yếu.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li?
A. CaO + CO 2 → CaCO 3
B. Fe + CuCl 2 → FeCl 2 + Cu
C. Ba ( NO 3 ) 2 + 2 NaOH → Ba ( OH ) 2 + 2 NaNO 3
D. MgSO 4 + Ca ( OH ) 2 → Mg ( OH ) 2 + CaSO 4
Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li?
A. BaO + CO 2 → BaCO 3 .
B. Zn + CuCl 2 → ZnCl 2 + Cu .
C. Ba ( NO 3 ) 2 + 2 KOH → Ba ( OH ) 2 + 2 KNO 3 .
D. MgSO 4 + Ca ( OH ) 2 → Mg ( OH ) 2 + CaSO 4 .
Viết phương trình điện li của những chất sau:
Các chất điện li mạnh: Ba(NO3)2 0.10 M; HNO3 0,020 M; KOH 0,010 M. Tính nồng độ mol của từng ion trong dung dịch.
Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch các cặp chất sau: NaHCO3 + HCl