Phương Thảo ghi các việc cần làm vào thời gian biểu để không bị quên việc và thực hiện các công việc theo thứ tự hợp lí.
Phương Thảo ghi các việc cần làm vào thời gian biểu để không bị quên việc và thực hiện các công việc theo thứ tự hợp lí.
Hãy kể các việc Phương Thảo làm hằng ngày.
Em hãy quan sát thời gian biểu của Phương Thảo và nêu những công việc bạn làm hằng ngày: Buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối.
Thời gian biểu ngày nghỉ của Phương Thảo có gì khác với ngày thường ?
Em hãy chú ý thời gian biểu vào buổi sáng, từ 7 giờ tới 11 giờ.
Em cần thời khóa biểu để làm gì?
Thời khóa biểu giúp gì cho em trong việc học tập và chuẩn bị bài mỗi ngày ?
Lập thời gian biểu buổi tối của em.
Em hãy kể những công việc thường làm của mình sau bữa ăn tối cùng khoảng thời gian thực hiện. Ví dụ : 18 giờ đến 19 giờ : Xem ti vi, ...
Em cần làm gì để không phí thời gian ?
Thời gian trôi đi rất nhanh, không bao giờ quay trở lại. Em hãy suy nghĩ về những việc có ích mình nên làm để không lãng phí thời gian.
Người giỏi không phải là người làm được tất cả
Tuần tiếp theo, tình hình công việc diễn ra không được suôn sẻ như trước. Mọi người đã hoàn tất những công việc đơn giản, và những công việc còn lại đều phức tạp hơn, nên James phải mất nhiều thời gian hơn. Anh xác định rõ những yêu cầu của mình.
Anh dành nhiều thời gian hơn cho từng nhân viên để đảm bảo họ hoàn toàn hiểu rõ công việc được giao. Đôi lúc, anh phải thay đổi cách giải thích của mình cho phù hợp với tính cách của mỗi nhân viên.
Thoạt đầu, công việc vẫn diễn ra khá tốt đẹp. Nhưng càng về cuối tuần, khó khăn cốt lõi càng hiện ra rõ rệt. Nhân viên của anh đã không hoàn thành công việc đúng hạn.
James tự hỏi không biết có phải nguyên nhân là do nhân viên từ chối làm thêm việc hay không. Nếu quả thật như thế thì đây có thể là một vấn đề lớn. Nhóm của James đã có quá nhiều khó khăn rồi, đặc biệt là vào lúc này, khi hy vọng đang lóe sáng trước mắt họ. Đã đến lúc phải nghỉ ngơi một chút. Đã đến lúc cần tìm đến Jones.
– Chào anh bạn, – James cất tiếng chào khi bước vào phòng Jones.
– Ồ, cậu đấy ư! Tớ rất vui khi gặp lại cậu. Mọi thứ ra sao rồi?
– Vẫn chưa có gì tiến triển nhiều. Tuy nhiên, tớ đã giao cho các nhân viên của mình một số công việc và họ cũng đã làm rất tốt. Điều đó làm tớ cảm thấy rất vui.
Jones hiểu James đang có ý cảm ơn sự giúp đỡ của mình khi cho anh hay rằng đã làm theo những gì anh chỉ dẫn. Anh hỏi dò:
– Hay lắm! Công việc vẫn diễn ra tốt chứ?
James đứng dậy, bước đến bên bức tường và sửa lại khung ảnh chiếc cầu Brooklyn cho ngay ngắn:
– Khởi đầu thì khá tốt. Thật ra, tớ nghĩ mọi chuyện diễn tiến rất thuận lợi. Nhưng hiện nay nhân viên của tớ lại trễ thời hạn. – Nói đến đây, James liếc nhìn Jones và thấy anh đang gật gù mỉm cười.
– Phải, phải rồi… – Jones nói.
– Nghĩa là sao? Cậu cũng từng bị như thế à? Tớ tưởng sau vụ rắc rối với Jennifer, mọi chuyện của cậu sẽ thuận buồm xuôi gió chứ?
Jones lắc đầu:
– Không phải thế đâu. Đó chỉ mới là khởi đầu thôi.
– Chỉ là khởi đầu thôi sao?
– Đúng vậy. Sau đó, tớ còn học thêm từ Jennifer vài điều nữa trước khi biết cách giao việc sao cho hiệu quả. Hồi đó, sau vụ việc với Jennifer mà tớ đã kể, tớ làm việc với Jennifer rất tốt, cho đến khi tớ giao cho cô ấy dự án Simpson.
– Rồi sao nữa, cậu kể tiếp đi?
– Đó là một dự án quan trọng và rất eo hẹp về mặt thời gian. Tớ giao cho cô ấy vì tin rằng cô ấy có thể làm được. Tớ nói rõ những điều tớ mong đợi, những điều cần phải tuân thủ và những điều cô ấy có thể tự ý quyết định. Tớ cũng đã yêu cầu cô ấy nhắc lại những điều tớ nói và cả hai đều nghĩ mọi chuyện sẽ ổn.
Mãi đến chiều hôm sau, tớ vẫn không nhận được tin tức gì của Jennifer, nên tớ bèn đến gặp cô ấy để hỏi thăm tình hình công việc. Cô ấy chỉ đáp gọn lỏn: “Ổn cả”. Nghe thấy thế tớ cũng cảm thấy an tâm.
– Vậy thì vấn đề nằm ở đâu cơ chứ? – James tỏ ra sốt ruột.
– Chưa đâu, chưa có vấn đề gì đâu.
Nhưng đến hai ngày sau thì tớ không thể im lặng được nữa. Tớ gọi Jennifer vào văn phòng, dự định sẽ nói chuyện thẳng thắn với cô ấy. Thậm chí, tớ còn chuẩn bị trước những gì mình định nói: “Tôi rất thất vọng, Jennifer ạ. Sau tất cả những gì chúng ta đã làm, tôi không thể tin là cô lại có thể làm tôi thất vọng đến như vậy!”.
James tò mò hỏi:
– Vậy là cậu đã nói cho cô ấy biết. Dĩ nhiên cậu đã làm rất đúng. Jones bật cười:
– Ồ, không đâu. Khi tớ nói xong, không ngờ Jennifer lại là người tức giận hơn tớ. “Tôi làm ông thất vọng ư?”, cô ấy vừa nói vừa nhìn tớ như thể tớ vừa đánh đổ cà phê lên chiếc váy mới của cô ấy vậy. “Ông vui lòng nói cụ thể cho tôi biết tôi đã làm gì để ông phải thất vọng!”.
Phải thừa nhận là thái độ lúc đó của cô ấy làm tớ hơi lo lắng, nhưng kỷ luật nhân viên vì đã làm việc kém hiệu quả là một phần trong công việc của nhà quản lý kia mà! Vì thế tớ mạnh dạn nói thẳng cho cô ấy biết nhiệm vụ đó chỉ cần một ngày đã có thể hoàn thành, trong khi cô ấy lại kéo dài thời gian làm việc mặc dù đã biết dự án này rất eo hẹp về thời gian.
– Rồi sao nữa?
– Đến lúc này, cô ấy bớt nóng giận hơn và đã chỉ cho tớ thấy một sự thật hiển nhiên khác nữa. Cậu biết không, tớ như bị hắt nước vào mặt khi cô ấy từ tốn nói rõ từng lời: “Thực tế là tôi đã không hề biết. Ông chưa bao giờ cho tôi biết là dự án này rất khắt khe về thời gian và ông cũng không yêu cầu cụ thể thời hạn hoàn thành công việc. Lẽ nào ông lại nghĩ rằng tôi có thể đọc được những suy nghĩ của ông kia chứ?”. Thế đấy, tớ chỉ biết im lặng và gặm nhấm những sai lầm của mình.
James nhăn mặt:
– Trời ạ, vậy cuối cùng cậu làm sao? Jones nhún vai:
– Còn làm gì được nữa kia chứ? Bọn tớ cùng ngồi lại để bàn bạc công việc một cách kỹ lưỡng hơn rồi bổ sung những yêu cầu về thời gian.
James gật đầu, đứng lên và vỗ nhẹ lên vai Jones:
– Mọi chuyện cũng không đến nỗi quá phức tạp nhỉ? Jones lắc đầu:
– Không đơn giản đâu. Điều quan trọng là cậu phải biết rút kinh nghiệm.
James cảm thấy rất vui. Câu chuyện của Jones giúp anh học được rất nhiều điều, không chỉ từ những sai lầm của bản thân mình mà còn cả từ những sai lầm của Jones.
Khi trở về văn phòng, anh lại tiếp tục viết lên tấm bảng trắng dòng chữ sau:
Khi giao việc, cần phải xác định cụ thể thời hạn hoàn thành công việc.
Để thay đổi không khí, James bật đĩa nhạc yêu thích của mình lên. Anh vừa nghe nhạc vừa xem lại từng công việc đã giao cho các nhân viên trong tuần qua. Quả là một số việc có yêu cầu rất khắt khe về thời gian và điều đó tạo cho anh nhiều áp lực xen lẫn lo âu.
Thế mà anh chỉ tập trung vào việc hướng dẫn công việc sao cho rõ ràng và chính xác, đến nỗi quên cả dặn dò nhân viên về thời hạn hoàn thành công việc. Thậm chí, anh còn không nghĩ đến điều đó nữa.
Thế là James bắt tay vào xác định thời hạn cho từng công việc và nói chuyện cụ thể với mỗi nhân viên một lần nữa. Anh vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng không có nhân viên nào nhận ra tầm quan trọng của vấn đề thời gian. Và ai cũng cảm kích khi được James xác định rõ thời hạn công việc.
Một lần nữa, công việc trong bộ phận của James lại trở nên trôi chảy. Mọi người lại thấy anh mỉm cười. Còn anh lại cảm thấy hứng thú trở lại với công việc bởi anh tin rằng những công việc mà mình đã giao phó cho các nhân viên sẽ được hoàn thành đúng hạn. Mặt khác, anh cũng nhận thấy khối lượng công việc đã giảm bớt. Thật là tuyệt!
Từ hôm đó và cho đến suốt cả tuần ấy, tối nào James cũng rời văn phòng sớm hơn thường lệ một tiếng đồng hồ. Trong bữa cơm cuối tuần, vợ anh thắc mắc không hiểu vì sao mọi chuyện lại thay đổi tốt đẹp đến thế.
Để trả lời, James chỉ mỉm cười và choàng tay qua vai vợ nói:
– Mọi chuyện thay đổi rồi em à!
Đã lâu rồi, James chưa có được kỳ nghỉ cuối tuần nào vui vẻ như thế. Anh thật sự cảm thấy nhẹ nhàng và vô cùng thảnh thơi. Thậm chí vào ngày thứ bảy, anh còn có thời gian để đưa các con đến công viên chơi – một điều mà anh đã nhiều lần thất hứa với bọn trẻ. Sẵn dịp, anh còn chơi cầu lông với cô con gái mười tuổi của mình.
Đến chiều chủ nhật, vợ chồng anh mời gia đình Jones sang thưởng thức buổi nướng thịt ngoài trời. Đó là chủ nhật đầu tiên sau một khoảng thời gian dài mà James không phải bận tâm lo nghĩ gì đến công việc của ngày thứ hai.
– Lâu rồi tớ mới lại thấy cậu vui như thế, James ạ. – Jones vừa nói vừa đưa thêm cho James dĩa rau trộn.
James tung một quả nho lên không rồi dùng miệng đón lấy:
– Cảm ơn cậu, Jones ạ, – anh nói, – vì mọi thứ!
Lập thời gian biểu buổi tối của em.
Gợi ý:
- Thời gian : từ 18 giờ đến 22 giờ.
- Những công việc chính : đi tắm, ăn tối, nghỉ ngơi, học bài, vệ sinh cá nhân, đi ngủ.
- Em hãy sắp xếp thời gian hợp lí dựa trên những hoạt động hàng ngày của mình.
Viết tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ:
.............. ..............
.............. ..............
.............. ..............
.............. ..............
Gợi ý: Từ những công việc đã làm giúp bố mẹ hàng ngày, em hãy kể và ghi lại.
Ó THỂ NÀO MỘT ĐỨA TRẺ NGỐC NGHẾCH, ĐẦN ĐỘN LẠI TRỞ THÀNH MỘT TÀI NĂNG SÁNG CHÓI?
Trước hết, tôi xin chúc mừng bạn vì đã chọn quyển sách này. Việc bạn sẵn sàng đầu tư thời gian và công sức để đọc quyển sách này cho thấy tự đáy lòng mình, bạn biết rõ rằng bạn có khả năng đạt nhiều thành công hơn những gì bạn đang đạt được ngày hôm nay. Cho dù bây giờ bạn đang là một học sinh giỏi, một học sinh trung bình hay thậm chí là một học sinh kém, tôi chắc chắn rằng bạn có tiềm năng để đạt được những kết quả xuất sắc mà bạn khao khát. Bạn biết rõ và bạn có niềm tin mãnh liệt rằng trong bạn, một tài năng tiềm ẩn đang đợi được giải phóng.
Hầu như mỗi ngày, tôi đi khắp nơi tổ chức những buổi chuyên đề cho hàng ngàn học sinh giáo viên về cách phát triển khả năng tiềm ẩn trong họ để đạt thành tích xuất sắc. Báo chí, đài truyền hình ca ngợi tôi như một bậc thầy về việc học và như một thiên tài. Họ đề cập đến việc tôi đã giúp nhiều học sinh, đặc biệt là những học sinh “hết thuốc chữa”, trở thành những người không những thành công trong việc học mà còn thành công trong các lĩnh vực cuộc sống khác.
Xin thưa với các bạn, người cảm thấy bất ngờ nhất về những điều kì diệu ấy chính là… bản thân tôi. Cách đây không lâu, tôi được biết tới như một đứa trẻ tầm thường, lười biếng, dốt nát, không thể làm được gì. Vậy thì làm thế nào mà một đứa trẻ từng bị coi là “đần độn” giờ đây lại được ca ngợi như một “thiên tài”? Những ai biết tôi bây giờ cũng không thể nào tin được rằng trước đây, tôi là một học sinh kém, liên tục thi trượt và không có tương lai. Đúng đấy các bạn ạ, tôi từng là một học sinh như thế. Tôi không cần biết đã bao nhiều lần bạn bị mắng là “ngu ngốc”, “hết thuốc chữa”, “không làm được trò trống gì”, “chậm tiến”. Nhưng bạn ơi, hãy tin đi, cũng như tôi, bạn có sức mạnh, khả năng tiềm tàng để thay đổi mọi thứ trong khoảng thời gian ngắn và trở thành một tài năng thực thụ.
Trong quyển sách này, tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các phương pháp để đạt được kỳ tích đó. Cũng xin nhắc lại rằng, tôi không hề hướng dẫn bạn con đường đi đến thành công từ vị trí của một người thông minh sẵn có và luôn đạt kết quả tốt. Tôi hướng dẫn bạn từ phương diện của một người từng bị coi là dốt nát, từng là một học sinh kém cỏi. Do đó, nếu bây giờ bạn vẫn còn học thua kém bạn bè, tôi hiểu và hoàn toàn chia sẻ cảm giác với bạn. Đơn giản là vì tôi đã ở trong hoàn cảnh của bạn, thậm chí có nhiều khả năng là tôi còn tệ hơn bạn rất nhiều.
ĐƠN GIẢN TÔI TỪNG LÀ MỘT HỌC SINH KÉM
Tôi thất bại trong việc học ngay từ những ngày đầu tiên vào trường tiểu học. Khi còn nhỏ, tôi rất ghét đọc sách mà chỉ thích chơi trò chơi điện tử, xem tivi. Hậu quả là tôi không tập trung trong lớp học, học bạ của tôi đầy những “trứng và ngỗng”. Điều này chỉ khiến tôi thêm ghét thầy cô và trường học nhiều hơn. Mọi việc ngày càng trở nên tồi tệ. Trước năm lớp ba, tôi bị đuổi khỏi trường tiểu học St Stevens vì học kém và quậy phá, rồi bị chuyển sang trường tiểu học Ngee Ann. Ở đó, tôi lại tiếp tục chơi bời, bỏ bê việc học. Như một điều tất yếu, điểm thi tốt nghiệp tiểu học của tôi tệ đến nỗi tôi không được nhận vào học ở bất cứ trường nào trong sáu trường cấp hai mà cha mẹ chọn cho tôi, dù đó chỉ là những trường trung bình. Cuối cùng, tôi được tống vào trường cấp hai Ping Yi, một trường nhỏ mới mở mà hầu như chẳng có người quen nào của tôi nghe nói tới.
Mặc dù không ai mong đợi tôi sẽ học khá hơn tại ngôi trường mới này, họ cũng không ngờ tôi lại “trượt dốc” quá nhanh đến nỗi, thầy dạy toán lớp sáu của tôi đã tức giận gọi điện cho mẹ tôi, để biết lý do tại sao tôi không thể giải một bài toán lớp bốn. Lúc bấy giờ, việc thi đậu một môn học với điểm số tối thiểu được tôi xem như một thành tích vĩ đại. Bởi thế, điểm số của tôi cứ chạy quanh quẩn từ năm trở xuống. Trong tổng cộng hơn 160 học sinh cùng khóa, tôi nằm trong số 10 học sinh kém nhất.
Cha mẹ tôi cố gửi tôi đi học thêm ở rất nhiều nơi trong sự lo lắng tột cùng nhưng cũng chẳng giúp ích được gì. Cuối cùng, cha mẹ tôi nghĩ chỉ còn cách cho tôi đi du học ở một nước nào đó mà học sinh ít quyết tâm học thành tài hơn ở Singapore. Chỉ như thế, tôi mới có hy vọng qua được trung học.
BƯỚC NGOẶT
Vào thời điểm khủng hoảng nhất trong sự nghiệp học hành của tôi, cha tôi vô tình biết đến một khóa học năm ngày đặc biệt, dạy cho học sinh cách học hiệu quả và làm chủ cuộc sống. Tin rằng mình không còn gì để mất ngoại trừ việc phải bỏ tiền, cha mẹ tôi quyết định cho tôi tham gia khóa học ấy, một khóa học có cái tên nghe chẳng có vẻ gì là dành cho tôi chút nào: Thiếu Niên Siêu Đẳng (Super-TeenTM).
Thế là vào một buổi sáng chủ nhật năm 1987, tôi được đưa tới khách sạn Ladyhill và được thầy Ernest Wong dìu dắt. Lúc đó, tôi khoảng 13 tuổi, tham gia chương trình chung với những học sinh khác tuổi từ 12 đến 20. Hôm đó, tôi hết sức buồn bực vì nghĩ rằng năm ngày chơi điện tử và xem tivi thỏa thuê của tôi đã tiêu tùng. Thế nhưng, vào ngày cuối cùng của khóa học, tôi đã thay đổi hoàn toàn. Những gì tôi được học và trải nghiệm đã đảo ngược thái độ, quan điểm của tôi về học tập và cuộc sống.
Kiến thức mà Ernest Wong truyền đạt trong suốt khóa học tạo nên sự biến đổi mạnh trong tính cách của tôi. Bằng việc giúp học sinh áp dụng các phương pháp học tập tiên tiến ở Mỹ như Cách Học Tăng Tốc (Accelerated Learning), Lập Trình Ngôn Ngữ Trí Tuệ (Neuro-Linguistic Programing – NLP) cùng với các cách thức tìm hiểu, tận dụng sức mạnh phi thường của não bộ, Ernest đã giúp tôi hoàn toàn thay đổi suy nghĩ của mình về khả năng bản thân và những thành công trong cuộc sống. Ernest chỉ cho chúng tôi thấy rằng, tất cả mọi người, thậm chí những học sinh kém nhất, ai cũng có nguồn năng lực vô tận để trở thành tài năng sáng chói hoặc các nhà lãnh đạo tài ba. Chính thái độ tiêu cực, không tin tưởng vào bản thân dẫn đến việc không chịu cố gắng là yếu tố duy nhất cản trở chúng tôi vươn tới thành công.
Nhận thức được điều này có ảnh hưởng hết sức to lớn đối với tôi. Tôi từng nghĩ rằng mình kém cỏi hơn tất cả bạn bè xung quanh và đó là số phận định sẵn của tôi. Do đó, tôi đã chấp nhận số phận đó, và tin rằng cho dù tôi có cố gắng học đến cỡ nào cũng không thể bằng những bạn khác. Vậy thì chẳng có lý do gì mà tôi phải cố gắng. Tôi đã hoàn toàn sai lầm.
Sau khi hiểu rằng tôi cũng có khả năng thành công như bất kỳ ai khác, tôi bắt đầu tin rằng tôi có thể đạt được tất cả những mục tiêu do tôi đề ra. Tôi tin rằng nếu những học sinh khác học giỏi được, tôi cũng có thể học giỏi và thậm chí còn giỏi hơn
tất cả họ để trở thành xuất sắc nhất. Nếu những học sinh khác có thể được tuyển vào các chương trình năng khiếu đặc biệt, tôi cũng có khả năng đạt được điều đó bằng quyết tâm của mình. Làm thế nào mà khóa học Thiếu Niên Siêu Đẳng lại ảnh hưởng tôi mạnh mẽ đến như vậy? Đơn giản là vì lúc đó tôi hết lòng tin tưởng vào tất cả những gì tôi được huấn luyện trong khóa học. Bạn cũng thế, nếu bạn không tin rằng bạn có thể làm được một việc gì đó cho dù việc đó rất đơn giản và ai cũng làm được, bạn cũng không bao giờ làm được vì bạn chẳng bao giờ bắt tay vào làm chứ đừng nói đến cố gắng.
Tôi kết thúc khóa học với những kỹ năng học hiệu quả và một niềm tin mãnh liệt rằng tôi có thể giành lại quyền được thành công của chính mình. Vâng, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng như nhau, tôi cũng thế, tôi có quyền được thành công. Lần đầu tiên trong đời, tôi, một học sinh gần như kém nhất trường, đặt mục tiêu đạt thành tích xuất sắc trong học tập chứ không chỉ đơn thuần là giỏi.
BẮT TAY VÀO HÀNH ĐỘNG VỚI MỤC TIÊU PHÍA TRƯỚC
Sau khi hoàn tất chương trình đào tạo và nắm được những phương pháp học tiên tiến, tôi cảm thấy như được tiếp thêm nguồn năng lượng mới, cực kỳ hăng hái tiến về tương lai. Lúc ấy, dường như không có việc gì mà tôi nghĩ rằng bản thân mình không thể làm được. Tôi bắt đầu xác định ba mục tiêu “không tưởng”. Mục tiêu thứ nhất, tôi phải đứng đầu trường trong vòng một năm (vâng, từ vị trí một học sinh kém nhất trường). Mục tiêu thứ hai, tôi phải được nhận vào Trường trung học chuyên Victoria (trường trung học danh tiếng nhất ở Singapore). Mục tiêu cuối cùng của tôi là phải thi đậu vào trường Đại Học Quốc Gia Singapore (National University of Singapore – NUS) – trường được xếp hạng trong 20 trường đại học hàng đầu thế giới gần đây. Không chỉ dừng lại ở đó, tôi còn quyết tâm trở thành một trong những sinh viên xuất sắc nhất. Mơ ước này thật viễn vông, hão huyền? Mọi người đã từng nghĩ như thế, và tôi đã chứng minh cho họ thấy họ đã lầm.
Tôi bắt tay vào hành động ngay khi trở về nhà sau khóa học. Trước hết, tôi tự mình dán lên tường một khẩu hiệu động viên tinh thần. Sau đó, tôi áp dụng tất cả các kỹ năng học hiệu quả mà tôi được huấn luyện, từ việc ghi chú bài giảng theo Sơ Đồ Tư Duy (MindMapping®) đến phương pháp đọc sách cực nhanh. Tôi cũng có thể trả lời các câu hỏi của thầy cô thật lưu loát với đầy đủ chi tiết theo một bố cục hoàn hảo nhờ vào kỹ năng ghi nhớ siêu phàm mà tôi được học.
Dĩ nhiên sự thay đổi này của tôi làm mọi người hết sức bất ngờ và tò mò. Khi thầy cô hỏi nguyên do, tôi đáp lại rằng tôi muốn đứng nhất trường. Thầy cô nhìn tôi như thể đây là một ý tưởng hết sức điên rồ. Rồi khi bạn bè hỏi tôi có ý định học ở đâu sau khi tốt nghiệp cấp hai, câu trả lời của tôi là Trường trung học chuyên Victoria và sau đó sẽ là Đại Học Quốc Gia Singapore. Bọn bạn tôi bò lăn ra cười sau khi nghe tôi trả lời. Họ nói: “Thật là khùng! Không ai trong tụi mình có thể đạt những điều đó! Chỉ có mấy “siêu sao” ở những trường cấp hai hàng đầu mới làm được mà thôi!” Thay vì cảm thấy nản lòng, xấu hổ, tôi càng cảm thấy quyết tâm hơn nữa khi nghe bạn bè mình bình luận như thế. Tôi phải chứng minh rằng một học sinh kém cỏi từ một trường kém cỏi có thể đạt được những điều đó và thay đổi lịch sử.
GẶT HÁI THÀNH CÔNG
Trong vòng ba tháng, điểm số của tôi tăng từ trung bình lên khá. Và chỉ trong năm 1987 đáng nhớ, tôi đã từ một học sinh tệ nhất trường vươn lên thành một trong 18 học sinh giỏi nhất.
Từ đó, tôi tiếp tục vươn lên dẫn đầu trường (tính về điểm trung bình, tôi luôn dẫn đầu trong sáu môn học khó nhất). Tốt nghiệp cấp hai, tôi đạt loại xuất sắc với sáu điểm 10 và điểm trung bình tám phẩy. Tôi được nhận vào Trường trung học chuyên Victoria một cách dễ dàng, ngôi trường mà tôi hằng mơ ước. Sau đó, tôi liên tục đạt thành tích xuất sắc trong học tập và giành được một suất học trong trường Đại Học Quốc Gia Singapore khoa Quản trị kinh doanh.
Từ năm nhất đại học liên tục cho đến khi tốt nghiệp, tôi luôn vinh dự xếp hạng trong danh sách những sinh viên xuất sắc nhất khoa hàng năm. Tôi còn được nhận vào học theo chương trình Phát Triển Tài Năng của trường (NUS Talent Development Programme).
Tôi đạt được tất cả những thành tích học tập này mà vẫn có thời gian mở công ty kinh doanh cùng với vài người bạn từ năm 15 tuổi (chỉ trong vòng vỏn vẹn hai năm sau khóa học Thiếu Niên Siêu Đẳng). Công ty Event Gurus của chúng tôi chuyên tổ chức các buổi hội họp hoặc các sự kiện lớn cho những công ty khách hàng vẫn tồn tại đến ngày nay và cực kỳ thành công. Bên cạnh đó, tôi cũng dành nhiều thời gian làm Huấn luyện viên cho chương trình Thiếu Niên Siêu Đẳng để giúp đỡ hàng ngàn học sinh khác nhận ra và phát triển tài năng tiềm ẩn của họ.
NẾU TÔI CÓ THỂ THÀNH CÔNG, BẠN CŨNG CÓ THỂ THÀNH CÔNG
Tôi mở đầu cuốn sách này với kinh nghiệm cuộc sống bản thân không phải để khoe khoang với các bạn, mà tôi muốn nhấn mạnh một sự thật rằng: Nếu một người như tôi, đã từng là một học sinh tệ nhất trường, cũng có thể vươn lên dẫn đầu một trường đại học danh tiếng trên thế giới và được tuyển vào chương trình dành cho sinh viên tài năng, thì tôi tin rằng bất cứ ai cũng có thể làm được như vậy nếu họ nắm được các phương pháp học tiên tiến nhất.
Bạn chỉ cần sự khao khát xuất phát tự đáy lòng để có thể hướng tới những gì bạn muốn, tin tưởng vào bản thân và áp dụng các phương pháp hiệu quả để đi đến thành công. Đây cũng là chủ đề chính của quyển sách này. Tôi muốn chia sẻ với các bạn tất cả những gì tôi được học bởi vì hành trình tìm hiểu, khám phá khả năng tiềm ẩn của bản thân là một hành trình thú vị nhất của mỗi con người. Tôi đã từng trải qua và tôi tin như thế. Bạn đã sẵn sàng xây dựng cho mình một cuộc sống mới phi thường chưa? Bạn đã chuẩn bị tự biến mình thành một tài năng sáng chói trước sự bất ngờ, ngưỡng mộ tột cùng của gia đình, thầy cô và bạn bè chưa? Hãy lật sang trang kế tiếp và khám phá.