Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Việc láy lại liên tiếp chữ sao trong đoạn thơ sau không có hiệu quả nghệ thuật gì?
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
A. Làm cho giọng thơ thêm day dứt, chì chiết.
B. Làm cho nỗi thương thân xót phận thêm da diết, tê tái.
C. Làm cho lời thơ thêm dằn vặt, ai oán, tấm tức.
D. Làm cho sự việc tự phô bày vẻ hài hước của nó.
Trong đoạn thơ, bút pháp ẩn dụ, ước lệ, dùng điển tích của Nguyễn Du (bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, Tống Ngọc Trường Khanh, tan tác như hoa giữa đường, dày gió dạn sương, bướm chán ong chường, mưa Sở mây Tần,...) có dụng ý gì?
A. Tránh cho Kiều phải nói thẳng đến những sự thật trần trụi.
B. Tránh cho Kiều phải nhắc lại những sự thật đau lòng.
C. Tập trung miêu tả, bộc lộ tâm trạng.
D. Tránh nhắc đến cuộc sống ô nhục của Kiều ở chốn lầu xanh
Đoạn văn nào dưới đây có chứa phép điệp:
A. Đồng Đăng có phố Kì Lừa,/Có nàng Tô thị, có chùa Tam Thanh.
B. Này chồng, này mẹ, này cha,/Này là em ruột, này là em dâu.(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
C. Sương nương theo trăng ngừng lưng trời/Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
(Nhị Hồ - Xuân Diệu)
A. A và B đều đúng
B. A và C đều đúng
C. B và C đều đúng
Hai câu thơ Khi sao phong gấm rủ là/Giờ sao tan tác như hoa giữa đường không chỉ thể hiện một sự đối lập đau lòng và trớ trêu giữa hai quãng đời của Thúy Kiều mà còn thể hiện một ý rộng và khái quát hơn, đó là:
A. Sự nghịch trái trớ trêu trong cuộc đời tác giả.
B. Sự nghịch trái trớ trêu trong cuộc đời người nghệ sĩ nói chung.
C. Sự nghịch trái trơ trêu trong đời khách hồng nhan nói chung.
D. Sự nghịch trái trơ trêu của những kiếp tài hoa bạc mệnh.
a) Tìm ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ.
b) Tìm ba ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp.
c) Viết một đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn.
Phép điệp nào được sử dụng trong đoạn trích sau:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
A. Điệp cách quãng
B. Điệp vòng
C. Điệp nối tiếp
D. Điệp đầu
Trích đoạn trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu:
Tôi muốn tắt nắng đi,
Cho màu đừng nhạt mất.
Tôi muốn buộc gió lại,
Cho hương đừng bay đi.
Có những loại phép điệp nào?
A. Điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp, điệp câu.
B. Điệp câu, điệp ngắt quãng, điệp đầu câu.
C. Điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp, điệp ngắt quãng.
D. Điệp nối tiếp, điệp câu, điệp ngắt quãng.
Đoạn trích có sử dụng rất nhiều câu thơ có sự trùng điệp từ, kiểu câu, ví dụ.
Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp ngữ được sử dụng trong bài ca dao mười tay