Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về khai thác khoáng sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
1. Vùng thềm lục địa đã được khẳng định là có dầu khí.
2. Hiện nay đã khai thác dầu khí ở phía đông đảo Phú Quý.
3. iệc sản xuất muối cũng rất thuận lợi.
4. Các vùng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hai bể dầu khí lớn nhất hiện hiện đang khai thác ở thềm lục địa nước ta là
A. Nam Côn Sơn, Cửu Long.
B. Thổ Chu - Mã Lai, Cửu Long
C. Sông Hồng, Cửu Long.
D. Nam Côn Sơn, Thổ Chu - Mã Lai
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ?
1) Biển thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển.
2) Việc phát hiện dầu khí và khai thác dầu khí với quy mô ngày càng lớn đã làm cho Vũng Tàu hạn chế phát triển ngành du lịch biển, tập trung phát triển dầu khí.
3) Cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.
4) Việc phát triển công nghiệp lọc, hoá dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hoá lãnh thổ của vùng.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta hiện nay?
A. Công tác thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh.
B. Khi lọc, hoá dầu hoạt động sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của dầu khí.
C. Phải hết sức tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong các hoạt động dầu khí.
D. Nước ta đã làm chủ hoàn toàn việc thăm dò, không liên doanh với nước ngoài.
Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta hiện nay?
A. Công tác thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh
B. Khi lọc, hoá dầu hoạt động sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của dầu khí
C. Phải hết sức tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong các hoạt động dầu khí
D. Nước ta đã làm chủ hoàn toàn việc thăm dò, không liên doanh với nước ngoài
Vấn đề nào đang đặt ra khi khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta?
A. tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.
B. Tăng cường hợp tác với các nước để được chuyển giao công nghệ hiện đại
C. Xây dựng nhà máy lọc dầu tại nơi khai thác
D. Hợp tác toàn diện lao động nước ngoài
Vấn đề đặt ra trong khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta là?
A. tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí
B. Tăng cường hợp tác với các nước để được chuyển giao công nghệ hiện đại
C. Xây dựng nhà máy lọc dầu tại nơi khai thác
D. Hợp tác toàn diện lao động nước ngoài
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với thế mạnh về tự nhiên đối với việc, phát triển công nghiệp điện lực của nước ta?
1) Than antraxit có trữ lượng lớn, nhiệt lượng cao; còn có than bùn, than nâu.
2) Dầu khí có trữ lượng lớn, tập trung ở vùng thềm lục địa.
3) Nguồn thuỷ năng có công suất rất lớn với sản lượng cao.
4) Các nguồn năng lượng khác (sức gió, năng lượng mặt trời...) rất dồi dào
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về công nghiệp khai thác dầu khí của nước ta?
1) Công nghiệp lọc - hoá dầu ra đời với nhà máy lọc dầu Dung Quất.
2) Khí tự nhiên đã được sử dụng trong sản xuất điện, sản xuất phân đạm.
3) Sản lượng tăng liên tục và đạt trên 18,5 triệu tấn năm 2005.
4) Bảo đảm đầy đủ nhu cầu xăng dầu trong nước, không cần nhập khẩu
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hai bể trầm tích có triển vọng về trữ liệu và khả năng khai thác dầu khí lớn nhất của nước ta là?
A. Bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn
B. Bể Hoàng sa và bể Trường sa
C. Bể sông Hồng và bể Phú Khánh
D. Bể Malai – Thổ Châu và bể Vũng Mây –Tư Chinh