những phân tử có liên kết đôi và liên kết ba có thể tham gia:
A.Phản Ứng Thế B.phản ứng cộng hợp
C phản ứng thế,phản ứng cộng D. phản ứng thế và phản ứng trùng
Phản ứng .............. là phản ứng đặc trưng của các phân tử có liên kết đôi, liên kết ba:
A.Thế B.Cộng C.Phân hủy D.Cháy
Cho các chất sau: CH3-CH3 ; CH2=CH2; CH3-CH=CH2. Chất nào tham gia: a) Chất nào có liên kết đôi?
b) Chất nào tham gia phản ứng cháy?
c) Chất nào tham gia phản ứng cộng?
d) Chất nào tham gia phản ứng trùng hợp?
e) Chất nào chỉ tham gia phản ứng thế?
Có 3 hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là c2h2.ch4.c2h4 được kí hiệu ngẫu nhiên là A, b, c. Biết rằng: -A tham gia phản ứng thế của xô -B,C tham gia phản ứng cộng brom -B phản ứng cộng brom theo tỉ lệ 1:2 Hãy xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A, B, C.
4. Liên kết đôi dễ tham gia phản ứng nào sau đây:
A. Phản ứng thế B. Phản ứng cộng C. Phản ứng hoá hợp D. Phản ứng phân huỷ
Hợp chất hữu cơ có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử Cacbon. Hợp chất này tham gia phản ứng thế brôm , không tham gia phản ứng cộng brôm . Hợp chất đó là:
A. Metan
B. Etilen
C. Axetilen
D. Benzen
Hợp chất hữu cơ Y ( chứa C, H, O) có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đốt cháy hoàn toàn 1,48 gam Y rồi dẫn hỗn hợp sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình thứ nhất đựng dung dịch H2SO4 đặc dư, bình thứ hai đựng dung dịch KOH dư. Sau thí nghiệm, khối lượng bình thứ nhất tăng 0,72 gam và bình thứ hai tăng 3,96 gam.
(a) Viết công thức cấu tạo và gọi tên của Y. Biết rằng Y không có phản ứng tráng bạc, Y phản ứng với dung dịch KMnO4 loãng, lạnh tạo ra chất hữu cơ Y1 có khối lượng MY1 = MY +34. Cứ 1,48 gam Y phản ứng vừa hết với 20 ml dung dịch NaOH 1M và tạ ra hai muối.
(b) Hợp chất hữu cơ Z là đồng phân của Y. Viết công thức cấu tạo của Z, biết rằng 0,37 gam Z phản ứng vừa hết với 25 ml dung dịch NaOH 0,1M, dung dịch tạo ra phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đến hoàn toàn, thu được 1,08 gam Ag kim loại. Z chỉ phản ứng với H2/Pd, t0 theo tỉ lệ mol 1: 1.
Cho 5 hợp chất hữu cơ A, B, C, D và E là các đồng phân của nhau (chỉ chứa C, H và O), trong đó cacbon chiếm 55,8% và có khối lượng mol phân tử nhỏ hơn 170 g/mol.
(a) Xác định công thức phân tử chung của A, B, C, D và E.
Trong 5 chất, chỉ có 2 hợp chất A và B cho phản ứng với dung dịch NaHCO3 (có sủi bọt khí), cả A và B đều có nhóm CH3, nhưng hợp chất B có đồng phân cis/trans.
Cho từng chất C, D và E phản ứng với dung dịch NaOH, sau đó trung hòa bằng dung dịch HCl, từ C thu được các chất hữu cơ F và G, từ D thu được các chất hữu cơ H và I, từ E thu được các chất hữu cơ K và L. Trong đó G là hợp chất không bền và chuyển hóa ngay thành G’ (G và G’ có cùng công thức phân tử). Cho biết F, H và K cũng cho phản ứng với dung dịch NaHCO3. Khi oxy hóa bằng H2CrO4, hợp chất G’ chuyển hóa thành F và hợp chất L chuyển hóa thành H. Phản ứng của H với bạc nitrat trong amoniac chỉ tạo thành các chất vô cơ.
(b) Xác định công thức cấu tạo của các chất và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. Cho biết trong các phản ứng trên crôm chuyển hóa thành H2CrO3.
(c) Viết phương trình phản ứng polime hóa của A và C.
(d) Một trong hai polime thu được trong câu (c) tan dễ trong dung dịch NaOH nguội, polime còn lại không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch NaOH nóng. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra và giải thích vì sao có sự khác biệt trên.
Phản ứng của metan đặc trưng cho liên kết đơn là:
A. Phản ứng cháy
B. Phản ứng cộng
C. Phản ứng thế
D. Phản ứng trùng hợp