Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyen Ngoc Han

Phan tich ve vai tro cua nha truong doi voi moi nguoi.

Bài làm

Nhà trường : nơi chắp cánh những giấc mơ, cung cấp cho ta những kiến thức đầu đời, dạy cho ta đạo nghĩa, xây đắp trong ta những hoài bão lớn lao.


Nhà trường : nơi mẹ cha tin cậy, giao phó những đứa con của mình chờ mong sự lớn lên của mầm non được chăm bẵm bởi đôi tay dịu dàng của những người thầy, người cô.


Nhà trường : nơi xã hội tin tưởng, nơi được hàng ngàn cặp mắt dõi theo, nơi gieo biết bao hi vọng về một tương lai tiến bộ


Và hơn hết, mỗi người nếu muốn trở nên hữu ích đều cần phải trải qua một môi trường rèn dũa, giáo dục. Đó là vai trò lớn lao nhất của nhà trường!

# Học tốt #

Hoàng hôn  ( Cool Team )
15 tháng 9 2019 lúc 15:58

Mở đầu
Xét theo chiều dài của lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như lịch sử của nhân loại, nhà trường là một trong những đơn vị cơ sở của tổ chức giáo dục tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Điều đó cho thấy vai trò và sứ mệnh to lớn của giáo dục nhà trường đối với sự phát triển của xã hội cũng như đối với sự phát triển của cá nhân con người.
Bài viết này trình bày sơ lược về nhà trường và vai trò của nó đối với xã hội hóa cá nhân trong bối cảnh hiện nay dưới góc nhìn giáo dục.


1.Quan niệm giáo dục học về nhà trường
1.1.Nhà trường như là một lực lượng giáo dục
Nhìn nhận nhà trường như là một lực lượng giáo dục, tức là nhà trường được tổ chức dưới những thể chế chặt chẽ, quy củ, trở thành mô hình tương đối bền vững, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu được giáo dục của xã hội.
Theo đó, đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động nhà trường được xem xét trên phương diện này là quá trình tác động một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành nhân cách xã hội của thế hệ trẻ- xã hội hóa cá nhân theo những yêu cầu xã hội và nền giáo dục mong đợi; truyền bá và chuyển giao di sản văn hóa, chuẩn bị cho cá nhân bước vào đời sống xã hội với hành trang tri thức, trí tuệ, đạo đức, thái độ tình cảm và nghề nghiệp.
Các thành tố không thể thiếu được của giáo dục nhà trường thường bao gồm: mục tiêu và các nhiệm vụ giáo dục, nội dung chương trình giáo dục, thầy và trò, cơ sở vật chất- phương tiện dạy học, lớp học, các hệ giá trị và chuẩn mực giáo dục. v.v.
1.2.Nhà trường như là một môi trường giáo dục
Giáo dục là con đẻ của hệ thống xã hội, do vậy, giữa giáo dục trong nhà trường có mối liên hệ chặt chẽ với giáo dục của gia đình và xã hội. Trong mối liên hệ này, giáo dục nhà trường có thể tương thích hoặc không tương thích với hệ thống xã hội. Yêu cầu của xã hội là đơn đặt hàng đối với nhà trường trong việc xác định mục tiêu, xây dựng nội dung chương trình giáo dục cũng như lựa chọn và áp dụng các phương pháp giáo dục. Ngược lại, giáo dục của nhà trường là một trong những môi trường có tác động chủ đạo đến tiến trình xã hội hóa cá nhân.
Trường học được hình thành trên cơ sở hệ thống các yếu tố cấu thành có mối liên hệ chặt chẽ, tương tác lẫn nhau tạo ra sự vận động và phát triển của nhà trường theo chức năng và vai trò xã hội nhất định của nó.

1.3.Các yếu tố cấu thành quá trình giáo dục trong nhà trường hiện nay
Hệ thống cơ cấu của nhà trường thường bao gổm tổng thể các yếu tố thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Hình 1: Các thành tố trong hệ thống giáo dục của nhà trường
 

Ghi chú chữ viết tắt:
G: Nhà giáo dục
H: Người được giáo dục
MTGD: Mục tiêu giáo dục
NDGD: Nội dung giáo dục
PP-PTGD: Phương pháp- phương tiện giáo dục
ĐKGD: Điều kiện giáo dục
HTTCGD: Hình thức tổ chức giáo dục
KQGD: Kết quả giáo dục

Các yếu tố cấu thành hệ thống giáo dục của nhà trường, như sơ đồ ở Hình1, cho thấy vị trí, chức năng, vai trò của mỗi yếu tố trong mối liên hệ với các yếu tố khác trong toàn hệ thống. Trong  đó, mục tiêu giáo dục là yếu tố có chức năng định hướng toàn bộ quá trình giáo dục trong nhà trường. Mỗi thành tố cấu trúc trong nhà trường lại bao gồm một tiểu cấu trúc hệ thống đồng thời nhà trường chịu sự tác động từ môi trường bên trong (phản ánh mối liên hệ tương tác giữa các yếu tố bên trong nhà trường) và môi trường bên ngoài (phản ánh các tác động qua lại giữa nhà trường với môi trường gia đình, kinh tế-xã hội, thể chế chính trị, quản lý…). Vì thế, quản lý nhà trường đòi hỏi vừa đảm bảo tính đổi mới phát triển vừa duy trì được trạng thái cân bằng động của nhà trường trong tương quan với các hệ thống trong và ngoài nhà trường.
Để làm rõ vấn đề này, ta có thể hình dung nhà trường như là một lăng kính (Hình 2) vừa khúc xạ các tác động từ môi trường bên ngoài nhà trường lại vừa giữ vững sứ mệnh của nhà trường đối với quá trình xã hội hóa cá nhân người được giáo dục. Hiện nay, xã hội đang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và, cơ chế này cùng với các tác động và mối quan hệ có tính quy luật của nó, không thể không ảnh hưởng đến nhà trường. Tuy nhiên, bản chất và sứ mệnh của nhà trường không thể không duy trì mối quan hệ có tính quy luật trong hoạt động của nhà trường- đó là mối quan hệ sư phạm trong môi trường văn hóa học đường. Nếu tác động của xã hội làm biến dạng/ méo mó đi mối quan hệ sư phạm này thì dù ít dù nhiều, dù trước mắt hay lâu dài sẽ làm cho nhà trường ngày càng bị “thị trường hóa” và “tha hóa” theo chiều hướng tiêu cực.  Điều này ẩn chứa nhiều nguy cơ đáng lo ngại.

Hình 2: Nhà trường dưới ảnh hưởng của cơ chế thị trường


2.Xã hội hóa và cá thể hóa cá nhân
2.1.Xã hội hóa cá nhân: Là quá trình cá nhân hấp thụ nền văn hóa của cộng đồng, của xã hội để đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học cách suy nghĩ và ứng xử thích hợp theo quy định của xã hội. Đó cũng là quá trình cá nhân học hỏi, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để thích ứng, hòa nhập, thực hiện các vai trò xã hội của mình, quá trình này diễn ra liên tục, suốt đời.
Quá trình này diễn ra theo cơ chế thích ứng- hòa nhập- sáng tạo trên bình diện sinh học- tâm lý và xã hội.
 2.2.Cá thể hóa cá nhân: Là quá trình cá nhân biến những kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm của bản thân mình và tự thể hiện, hoàn thiện mình, trở thành con người độc đáo, có cá tính và bản sắc riêng. Đó cũng là quá trình con người trở thành chính mình.
Xã hội hóa và cá thể hóa cá nhân là 2 quá trình diễn ra song song trong quá trình phát triển của cá nhân.
2.3.Các giai đoạn xã hội hóa cá nhân
Có nhiều cách phân chia các giai đoạn trong tiến trình xã hội hóa cá nhân, dưới đây trình bày các giai đoạn xã hội hoá cá nhân theo lứa tuổi với đặc trưng nội dung xã hội hóa qua các hình thái của hoạt động chủ đạo tương ứng.
Giai đoạn vườn trẻ (từ 0 đến 3 tuổi): hình thành xúc cảm người thông qua giao tiếp trực tiếp với người lớn và phát triển tư duy trực quan hành động qua hoạt động với đồ vật của trẻ.
Giai đoạn mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi): hình thành ngôn ngữ, hành vi ứng xử, phát triển tư duy trực quan hình ảnh, trí tưởng tượng tái tạo và sáng tạo thông qua hoạt động vui chơi.
Giai đoạn học sinh tiểu học (từ 6 đến 11 tuổi): hình thành tri thức, kỹ năng, thái độ cơ bản đối với tự nhiên, xã hội và bản thân thông qua hoạt động học tập và giáo dục của nhà trường và gia đình.
Giai đoạn học sinh trung học cơ sở (từ 12 đến 15 tuổi): hình thành nhân cách qua mẫu người lý tưởng thông qua hoạt động học tập và hoạt động nhóm bạn cùng và khác giới.
Giai đoạn học sinh trung học phổ thông (từ 16 đến 18 tuổi): hình thành xu hướng nghề nghiệp, tình bạn, tình yêu…qua học tập, lao động hướng nghiệp và sinh hoạt tập thể.
Giai đoạn học nghề (từ 19 đến 25, 26 tuổi): học nghề ngắn, dài hạn; cao đẳng- đại học…nhằm hình thành nhân cách nghề nghiệp, hình thành giá trị sức lao động mà thị trường lao động đòi hỏi.
Giai đoạn hành nghề [từ 26 đến 55 tuổi(nữ) hoặc 60 tuổi (nam)]: thể hiện vị trí, vị thế, vai trò của mình trong xã hội, là quá trình tự khẳng định và tiếp tục hoàn thiện bản thân, thể hiện những kỳ vọng, mục đích cuộc sống và trải nghiệm giá trị cuộc sống…
Giai đoạn nghỉ hưu (từ 61 tuổi): tái thích ứng và tái hòa nhập xã hội với vị thế vai trò mới, muốn chiêm nghiệm, tổng kết cuộc đời…
2.4.Nội dung và điều kiện xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhân bao gồm các nội dung như hấp thụ nền văn hóa cộng đồng của xã hội; Lĩnh hội những kinh nghiệm của loài người; Học hỏi, rèn luyện để thực hiện các vai trò xã hội…Qua đó, cá nhân trở thành nhân cách vừa mang bản chất chung vừa thể hiện bản sắc, cá tính độc đáo, sáng tạo. Nói cách khác, xã hội hóa cá nhân giúp cá nhân lĩnh hội các giá trị xã hội và thể hiện vai trò xã hội của mình.
Các điều kiện xã hội hóa cá nhân bao gồm: Điều kiện khách quan (Tiền đề sinh học và môi trường tự nhiên; Điều kiện kinh tế- xã hội thỏa mãn nhu cầu cơ bản của cá nhân; Những điều kiện văn hóa ảnh hưởng đến phát triển nhân cách; Nền giáo dục (hệ thống giáo dục quốc dân) đáp ứng yêu cầu của người học và của xã hội; Những điều kiện giao lưu tiếp xúc với nền văn hóa nhân loại…) và điều kiện chủ quan (Tính tích cực của cá nhân thông qua hoạt động và giao tiếp xã hội).


3.Vai trò của nhà trường đối với xã hội hóa cá nhân trong bối cảnh hiện nay
Nhà trường được hiểu như là 1 tổ chức, thiết chế xã hội được ra đời để thực hiện chức năng xã hội hóa cá nhân, đặc biệt là giới trẻ, theo những mong đợi của cộng đồng xã hội.
Quá trình xã hội hóa cá nhân diễn ra liên tục về thời gian (suốt đời) và không gian (trong các môi trường gia đình, nhà trường và xã hội). Tuy nhiên, nhà trường có vị trí, chức năng và vai trò đặc biệt trong tiến trình xã hội hóa cá nhân, bởi vì:
-Mục  tiêu, nội dung, chương trình giáo dục của nhà trường được thiết kế khoa học, đáp ứng yêu cầu của xã hội và nhu cầu phát triển về nhiều mặt (nhận thức, thái độ, hành vi, kỹ năng sống…) của cá nhân;
-Phương thức tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường đa dạng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nhu cầu và khả năng của cá nhân, giảm thiểu các tác động tiêu cực, tránh được những vấp váp, sai lầm của cá nhân… qua đó mang lại hiệu quả rõ rệt trên phương diện giáo dục và phát triển nhân cách người học;
- Môi trường văn hóa- sư phạm của nhà trường được đảm bảo, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển nhân cách người học.
-Đội ngũ nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và phẩm chất nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, là tấm gương mẫu mực có ảnh hưởng trực tiếp/ gián tiếp đến quá trình xã hội hóa cá nhân theo chiều hướng tích cực;
-Nhà trường còn là đơn vị nòng cốt, đầu mối quan trọng trong việc thiết lập và vận hành sự phối kết hợp giữa gia đình và xã hội đối với việc giáo dục, xã hội hóa cá nhân.
Ngoài ra, vì vừa là một lực lượng giáo dục vừa là một môi trường giáo dục nên sự tồn tại và phát triển của nhà trường tương đối ổn định, bền vững và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình xã hội hóa cá nhân.

  
Trong giai đoạn hiện nay, với xu hướng phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, toàn cầu hóa và hội nhập nên nhà trường vừa có được những cơ hội thuận lợi để thể hiện chức năng xã hội của mình vừa gặp phải không ít những thách thức hết sức to lớn. Trong đó, các tác động của xã hội đến nhà trường, như phân tích ở trên, mang tính đa dạng và đa chiều (tích cực/tiêu cực) từ đó đặt ra yêu cầu đối với nhà trường là cần quản lý và xử lý kịp thời, triệt để, phù hợp với  sự biến động trong quá trình tương tác của cá nhân với môi trường xã hội trong và ngoài nhà trường một cách có hiệu quả hơn.
Những giá trị cốt lõi trong quá trình xã hội hóa nhân mà nhà trường cần quan tâm giáo dục như giá trị học vấn, giá trị lao động, giá trị đạo đức nhân văn, giá trị văn hóa v.v. Đồng thời, về mặt quản lý xã hội đối với ngành giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng, các nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách cần thấm nhuần tư tưởng “lương sư hưng quốc” để thấy rõ hơn vai trò cực kỳ quan trọng của Nhà giáo và Ngành giáo dục đối với sự thịnh vượng của quốc gia, sự giàu mạnh của đất nước và hạnh phúc của con người.
Giáo dục phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu trong thực tiễn nhà trường để sao cho mọi người đều có cơ hội bình đẳng được hưởng thụ nền quốc học nhân dân, sao cho trẻ em thật sự hạnh phúc khi đến trường, sao cho con người được giáo dục có cuộc sống ấm no- tự do- hạnh phúc, quan hệ giữa con người với nhau mang đậm tính nhân văn cao cả, sao cho đội ngũ nhà giáo giữ vững “hùng tâm” mà không quá bận tâm  đến “sinh kế”. Khi đó, nhà trường sẽ trở thành “thiên đường của trần gian”, hay ít ra là môi trường lành mạnh cho sự gieo trồng và phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ.
                                                                                                                   

Nguyen Ngoc Han
15 tháng 9 2019 lúc 16:05

Cung kha la hay!


Các câu hỏi tương tự
Nguyen Ngoc Han
Xem chi tiết
Nhu Thi Ngoc Ha
Xem chi tiết
nguyen thi ngoc anh
Xem chi tiết
**#Khánh__Huyền#**
Xem chi tiết
Tran Ngoc Khanh Ly
Xem chi tiết
mini
Xem chi tiết
Vũ Tiến Tùng
Xem chi tiết
Lam Khiết Băng
Xem chi tiết
nguyễn thị nga
Xem chi tiết