Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm …
Bầm ơi có rét không bầm !
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu !
(Trích “Bầm ơi, Tố Hữu)
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu !
Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: "Máu xương kia dẳng đặc suốt ngàn đời”.
Phân tích để làm sáng tỏ cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong câu ca dao sau: “Con ho lòng mẹ tan tành Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu thơ sau:
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.
A. Hoán dụ
B. Nhân hóa.
C. Ẩn dụ
D. So sánh.
Chỉ ra và phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:
Tại sao cây táo lại nở hoa
Sao rãnh nước trong veo đến thế?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Mưa mùa xuân xôn xao, phới phới. Những hạt mưa nhỏ bé, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt”.
( Nguyễn Thị Thu Trang, Tiếng mưa)
Xác định 2 biện pháp tu từ và và nêu tác dụng của chúng trong đoạn văn.
Biện pháp tu từ nào sau đây không được sử dụng trong bài thơ?
A. ẩn dụ
B. so sánh
C. nhân hóa
D. điệp ngữ.
Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ “Mặt trời chân lí chói qua tim”?
A. Nhân hoá
B. ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. Phóng đại