Một số ý:
- Sự ra đời kỳ lạ, khác thường của Thánh Gióng:
+ Bà lão ao ước có đứa con, một hôm ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Về nhà bà thụ thai Thánh Gióng
- Vẻ ngoài của Thánh Gióng: mặt mũi khôi ngô tuấn tú.
- Sự lớn lên khác thường của Thánh Gióng:
+ lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
- Lòng yêu nước được đánh thức từ trong tim khi nghe sứ giả loan tin cần tìm người tài giỏi đánh giặc:
+ Thánh Gióng bỗng dưng biết nói kêu mẹ mời sứ giả vào và bảo với sứ rằng: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".
=> Cách xưng "ta" thể hiện ý chí sắt đá, tính cách kiên cường anh dũng của Thánh Gióng từ khi còn nhỏ. Lời nói ngắn gọn nhưng đanh thép mạnh mẽ.
- Sự kỳ lạ sau khi Thánh Gióng biết nói:
+ Chàng lớn nhanh như thổi.
+ Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
+ Dân làng thấy thế vui vẻ chung gạo nuôi cậu bé.
=> Yếu tố kì ảo được gây dựng từ việc Thánh Gióng lớn nhanh thể hiện nên tình yêu nước của chàng xen lẫn yếu tố thực từ việc mọi người cùng chung sức nuôi cậu (ai cũng mong chóng cậu giết giặc, cứu nước).
=> Người Việt luôn giữ trong mình một truyền thống yêu nước không bao giờ mai mòn.
- Sự dũng mãnh từ sức mạnh của Thánh Gióng khi lâm trận giết giặc:
+ Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.
=> Sức mạnh của lòng yêu nước trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
- Sự mưu trí, bình tĩnh không hoảng loạn trước khó khăn của Thánh Gióng:
+ Khi roi sắt gãy, chàng nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.
- Sự cương quyết trong ý chí của Thánh Gióng
+ Khi giặc chạy trốn, chàng quyết đuổi cùng tận đến núi Sóc Sơn.
=> Không để cho kẻ xâm lược nước Việt được sống.
- Không ham công vinh, vật chất, danh lợi tiền tài:
+ Khi đánh giặc xong, Thánh Gióng lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.