Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây là gì?
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
…
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”
A. Mùa thu đất nước trong hoài niệm của nhà thơ
B. Hình ảnh đất nước kháng chiến đau thương mà anh dũng, tình nghĩa
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Phát hiện và phân tích các lỗi tập luận trong những đoạn văn sau và sửa chữa thành đoạn văn hoàn chỉnh.
h) Chính vì ra đời từ rất sớm nên văn học dân gian có giá trị trong diệc báo tồn và nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Các tác phẩm văn học dân gian đều hướng con người tới cái “chân, thiện, mĩ”? Không một ai là không biết đến truyện cố tích Tấm Cám. Cuộc đấu tranh của cô Tấm với mẹ con Cám cũng chính là cuộc đấu tranh giữa cái thiện trà cái ác. Và tất nhiên, chiến thắng sẽ thuộc về cái thiện. Văn học dân gian còn là kho tàng về nghệ thuật:
“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp nào đâu. ”
Với phép so sánh đặc sắc, câu ca dao là lời hát về thân phận éo le, khố cực của người phụ nữ trong xã hội xưa. Với những giá trị ấy, văn học dân gian là bộ phận của văn học Việt Nam và là nền tảng của văn học triết.
Đọc đoạn văn a và đoạn thơ b trong SGK xác định những câu nào có phép lặp cú pháp? Kết cấu cú pháp nào được lặp lại? Tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) như thế nào?
c) Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
(Tố Hữu, Vệt Bắc)
Phát hiện và phân tích các lỗi tập luận trong những đoạn văn sau và sửa chữa thành đoạn văn hoàn chỉnh.
d) Nếu ai đã từng ra biển thì bản phải cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu và sức mạnh của những con sóng miên man vỗ bờ. Những con sóng luôn biến đổi khôn lường, lúc thì êm ả, dịu dàng, lúc lại sôi sục, dữ dội. Và những con sóng ấy dường như không biết mệt. Sóng từ đâu đến và sóng đi đâu, về đâu? Chính vì thế Xuân Quỳnh đã ví tình yêu của mình như những con sóng “Dữ dội và dịu êm – Ồn ào và lặng lẽ”. Chính Xuân Quỳnh đã hóa thân vào những con sóng để nói lên tình yêu của mình.
Phân tích luật thơ ( số tiếng, vần, nhịp, hài thanh) của các đoạn thơ,bài thơ sau: Tổ 2: Bánh trôi nước Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son ( Hồ Xuân Hương) Tổ 3: Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. ( Việt Bắc- Tổ Hữu) Tổ 4: Bạn đến chơi nhà Đã bấy lâu nay bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây ta với ta. ( Nguyễn Khuyến)
Đọc đoạn trích sau và phân tích các câu hỏi nêu ở dưới:
"Thoáng nhìn qua,.... Mau lên! "
(Nam Cao, Chí Phèo)
d, Với chiến lược giao tiếp như trên Bá Kiến có đạt được mục đích giao tiếp và hiệu quả giao tiếp hay không? Những người nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến phản ánh như thế nào khi nghe những lời nói của Bá Kiến?
“Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng và xế chiều, hoặc đứng bóng và sầm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi (…), cạnh con nước lớn. Cả rừng (…) hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”.
Câu 1 (1 điểm): Điền từ còn thiếu vào chỗ trống và cho biết đoạn trích này trích trong tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả của tác phẩm đó?
Câu 2 (2 điểm): Nêu những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 3 (2 điểm): Nhà văn đã cảm nhận hình tượng trong đoạn trích trên bằng những giác quan nào?
Câu 4 (5 điểm); Viết một đoạn văn (Khoảng 200 chữ) nói lên cảm nhận của mình về hình tượng được nói đến trong đoạn trích trên.
Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh còn bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều Câu1: Xác định tính hình tượng được sử dụng trong đoạn thơ trên( có mấy hình ảnh, lý giải cụ thể từng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, biểu tượng)? Câu2: xác định chức năng mà đoạn thơ cung cấp cho người đọc là gì( chức năng thông tin, chức năng thẩm mỹ, lý giải cụ thể thể từng chức năng cung cấp điều gì)
“Buổi sáng tôi mặc áo đi giày ra đứng ngoài đường
Gió thổi những bông nứa trắng bên sông
Mùi tóc khô còn thơm lúa mùa qua
Bầy chim sẻ đậu trước sân nhà
Những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé
Tôi yêu đất nước này như thế Mỗi buổi mai
Bầy chim sẻ ngoài sân
Gió mát và trong Đường đi đầy cỏ may và muộng chuộng Tôi vẫn sống vẫn ăn vẫn thở như mọi người
Đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ
Một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu
Một vết bùn khô trên mặt đá Không có ai chia tay
Cũng nhớ một tiếng còi tàu. Mẹ tôi thức khuya dậy sớm Năm nay ngoài năm mươi tuổi Chồng chết đã mười mấy năm Thuở tôi mới đọc được i tờ Mẹ thương tôi mẹ vẫn tảo tần Nước sông gạo chợ
Ngày hai buổi nhà không khi nào vắng người đòi nợ
Sống qua ngày nên phải nghiến răng
Cũng không vui nên mẹ ít khi cười
Những buổi trưa buổi tối Ngồi một mình hay khóc
Vẫn thở dài mà không nói ra Thương con không cha Hẩm hiu côi cút
Tôi yêu đất nước này xót xa Mẹ tôi nuôi tôi mười mấy năm không lấy chồng …
Mẹ thương con nên cách trở sông đò
Hàng gánh nặng phải qua cầu xuống dốc
Đêm nào mẹ cũng khóc
Đêm nào mẹ cũng khấn thầm Mong con khôn lớn cất mặt với đời
Tôi yêu đất nước này khôn nguôi”
Trích “Bài thơ của một người yêu nước mình”_ Trần Vàng Sao. 19/12/1967
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2. Tình yêu của tác giả gắn liền với ký ức tuổi thơ như thế nào?(0.5 điểm)
Câu 3. Trong những ký ức đó, hình ảnh nào thân thương nhất ? Vì sao ?(1 .0 điểm)
Câu 4. Điều người Mẹ trong đoạn thơ mong ước nhất là gì ? Vì sao người Mẹ lại có mong ước đó ?(1.0 điểm)