dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?
nếu ta quen một cuộc đời phẳng lặng,ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.
Câu 6: Hai câu văn: “Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn cảm thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.” liên kết với nhau bằng cách nào?
A.Lặp từ ngữ (Đó là từ ngữ: ............................................................................................)
B.Thay thế từ ngữ ( Đó là từ ngữ: ..................................................................................)
C.Từ ngữ nối ( Đó là từ ngữ: ........................................................................................)
Câu 1: Dấu phẩy trong câu : "Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được." tác dụng là
A. Ngăn cách các vế trong câu ghép
B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
D. Ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ
Cây xương rồng
Ngày xưa, người ta sinh ra, lớn lên và cứ thế trẻ mãi. Khi đã sống trọn vẹn cả một cuộc đời thì lặng lẽ chết đi. Tất cả các cô gái đều biến thành loài hoa còn tất cả những chàng trai đều biến thành đại thụ. Vào lúc câu chuyện này xảy ra, trên trái đất đã đầy cây cối, hoa cỏ song chưa hề có loài cây xương rồng.
Thuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, xinh đẹp nết na nhưng bị câm từ khi mới lọt lòng. Cô sống cô đơn một mình. Về sau một anh thợ mộc cưới cô về làm vợ nhưng anh cũng chỉ ở với cô được vài năm thì mất, để lại cho cô một đứa con trai.
Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều, cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ hư đốn. Cậu suốt ngày bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc và cũng rượu chè bê tha như những kẻ bất trị. Bà mẹ câm vừa hầu hạ vừa tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình.
Một ngày kia, không còn gượng nổi trước số phận nghiệt ngã, bà mẹ hóa thành một loài cây không lá, toàn thân đầy gai cằn cỗi. Đó chính là cây xương rồng.
Lúc đó người con mới tỉnh ngộ. Hối hận và xấu hổ, cậu bỏ đi lang thang rồi chết ở dọc đường. Cậu không hóa thành cây mà biến thành những hạt cát bay đi vô định. Ở một nơi nào đó, gió gom những hạt cát làm thành sa mạc. Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy.
Ngày nay, người ta bảo rằng sa mạc sinh ra loài cây xương rồng. Thực ra không phải thế, chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. Lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.
(Theo Văn 4 – Sách thực nghiệm CNGD)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1 : Ngày xưa cuộc đời của con người có điều gì đặc biệt?
a- Con người sinh ra, lớn lên và trẻ mãi, khi chết đều biến thành cây
b- Con người trẻ mãi, khi chết đi đều biến thành các loài hoa
c- Con người sinh ra, lớn lên, sống mãi không bao giờ chết
d- Con người sinh ra cứ trẻ mãi, khi chết biến thành cây đại thụ
Câu 2 : Hình ảnh người mẹ có đứa con hư khi chết biến thành cây xương rồng muốn nói lên điều gì?
a- Sự vươn lên mạnh mẽ của người mẹ có đứa con trở nên hư đốn
b- Sự cằn cỗi, khô héo, nỗi khổ đau của người mẹ khi có con hư
c- Người mẹ bị trừng phạt vì đã chiều con, khiến nó trở nên hư hỏng
d- Người mẹ muốn trừng phạt đứa con hư hỏng, không nghe lời mẹ
Câu 3 : Khi chết, người con biến thành gì?
a- Người con biến thành ngọn gió lang thang
b- Người con cũng biến thành cây xương rồng
c- Người con biến thành cát, làn thành sa mạc
d- Người con biến ngay thành một cây đại thụ
Câu 4 : Việc chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc lên từ cát bỏng muốn nói lên điều gì?
a- Sa mạc là nơi vô cùng cằn cỗi, các loài cây khác không thể mọc lên được
b- Lòng mẹ thương con làm cây xương rồng mọc lên khiến đứa con sa mạc bớt quạnh hiu
c- Người mẹ có đứa con hư đến lúc chết vẫn chỉ có thể được ở nơi khô cằn
d- Xương rồng và sa mạc như hai mẹ con sống chết lúc nào cũng ở bên nhau
Phân tích cấu tạo câu trong từng câu ghép sau:
a) Không những nó học giỏi Toán mà còn học giỏi môn Tiếng Việt.
b) Chẳng những nước ta bị đế quốc xâm lược mà các nước láng giềng của ta cũng bị đế quốc xâm lược.
c) Không những gió rét mà trời còn lấm tấm mưa.
d) Gió biển không chỉ đem lại cảm giác mát mẻ cho con người mà gió biển còn là
một liều thuốc quý giúp con người tăng cường sức khỏe.
e, Mẹ bảo sao thì con làm vậy.
g, Học sinh nào chăm chỉ thì học sinh đó đạt kết quả cao trong học tập.
h, Anh cần bao nhiêu thì anh lấy bấy nhiêu.
i, Dân càng giàu thì nước càng mạnh.
Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?
Mọi người đều trầm trồ: “Ồ ngọn nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất.”
a. Liệt kê sự việc b. Dẫn lời nói của nhân vật c. Lời giải thích cho bộ phận đứng trước d. Ngăn cách các vế câu
ACác vế trong câu ghép : Nếu chúng ta ăn uống có điều độ và luyện tập thân thể thường xuyên thì chúng sẽ khỏe mạnh. Biểu thị quan hệ gì
MỖI CÂU SAU ĐÂY LÀ CÂU ĐƠN HAY CÂU GHÉP?PHÂN TÍCH CẤU TẠO CÁC CÂU ĐÓ.?
A. Gió càng to,con thuyền càng lướt nhanh trên mặt biển.
B.Học sinh nào chăm chỉ thì học sinh đó có kết quả cao trong học tập.
C.Mặc dù nhà nó xa nhưng nó không bao giờ đi học muộn.
D.Mây tan và mưa lại tạnh.
Đ.Bé thích làm kĩ sư giống bố và thích làm cô giáo như mẹ.
ai làm đúng mình tick