Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vicky Lee

PHÂN TÍCH BÀI SÔNG NÚI NƯỚC NAM

Tokyo Ro Ghoul
15 tháng 10 2018 lúc 21:12

Bài thơ Sông núi nước Nam có tên chữ Hán là Nam quốc sơn hà được coi là của Lí Thường Kiệt sáng tác. Bài thơ ra đời sau chiến thắng của quân ta trước quân Tông trên dòng sông Như Nguyệt do Lí Thường Kiệt lãnh đạo. Chúng ta xem bài thơ này là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong ba bản tuyên ngôn của nước ta.

Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Hình thức và nội dung của bài thơ là sự kết hợp hài hòa trong một kết cấu hoàn chỉnh của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Bài thơ chính là lời khẳng định quyền độc lập của dân tộc, chủ quyền của đất nước và thể hiện quyết tâm của toàn dân tộc trong việc bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Hai câu đầu khẳng định điều mà sách trời đã ghi rõ:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vàng vặc sách trời chia xứ sở.

Câu thơ tưởng chừng như đơn giản nhưng chứa đựng một lời tuyên bốhùng hồn. Đơn giản vì Sông núi nước Nam vua Nam ở, không có gì phải bàn cãi. Vậy mà lâu nay các thế lực phong kiến phương Bắc không nhìn thấy chân lí ấy. Từ trước Công nguyên, các thế lực phong kiến Trung Hoa đã đem quân xâm chiếm nước ta, coi nước ta như một vùng đất vô chủ. Lí Thường Kiệt đã đem Nam đế đặt ngang hàng với Bắc đế trong hai câu thơ trên. Đó chính là giá trị của câu thơ. Sự tồn tại của đất nước Đại Việt thuộc quyền sở hữu của vua Việt là điều hiển nhiên và đã được sách trời ghi rõ. Câu thơ dùng hai chữ Nam đã làm nổi bật danh hiệu Đại Việt và tư thế độc lập của dân tộc. Với cách diễn đạt thật cô đọng, hùng hồn, tác giả đã tuyên bố một chân lí không thể thay đổi: Sông núi nước Nam vua Nam ở.

Câu thơ thứ hai trong bài thơ giúp khẳng định thêm chân lí đã xuất hiện trong câu thứ nhất. Tác giả đã khéo sử dụng từ trời trong câu thơ. Tư tưởng phương Đông nói chung đề cao mệnh của ý trời còn cao hơn cả lệnh vua, vua cũng phải tuân theo mệnh trời. Chủ quyền của Đại Việt được sách trời ghi thì không ai có thể thay đổi được. Điều này đã khẳng định chắc chắn chủ quyền của Đại Việt trước các thế lực xâm lược.

Từ sự khẳng định chủ quyền của đất nước, tác giả đã tố cáo hành động xâm lược của kẻ thù, đồng thời khẳng định ý chí vì độc lập dân tộc, vì chủ quyền đất nước của nhân dân Đại Việt.

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Câu thơ được diễn đạt theo lối nghi vấn nhưng thực chất là để khẳng định tính chất phi nghĩa trong việc xâm lược của quân Tông. Tiếp đến, tácgiả khẳng định thất bại tất yếu của những kẻ đi xâm lược: chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Câu thơ cuối cùng thể hiện một niềm tin tất thắng vào tính chính nghĩa của nhân dân ta, điều này dựa trên cơ sở của lòng yêu nước nồng nàn, của tinh thần vì độc lập dân tộc và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Anh2Kar六
15 tháng 10 2018 lúc 21:14

 Hai câu đầu khẳng định độc lập dân tộc trên cở sở cương vực lãnh thổ và chủ quyền:

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

   Trước hết về chủ quyền, Đại Việt là đất nước có chủ quyền riêng, điều này được thể hiện rõ qua cụm từ “Nam đế cư”. Trong phần dịch thơ được dịch là “vua Nam ở”. Ở đây chúng ta cần có sự phân biệt rạch ròi giữa đế và vua, vì đây là hai khái niệm rất khác nhau. Đế là duy nhất, toàn quyền, có quyền lực cao nhất; Vua thì có nhiều, phụ thuộc vào đế, quyền lực xếp sau đế. Bởi vậy, khi sử dụng chữ đế trong bài đã khẳng định mạnh mẽ quyền của vua Nam với nước Nam, đồng thời khi sử dụng “Nam đế” thì mới sánh ngang hàng với “Bắc đế”, độc lập và không phụ thuộc vào Bắc đế.

   Về cương vực lãnh thổ, nước ta có cương vực riêng đã được quy định ở sách trời. Căn cứ vào thiên thư nước ta nằm ở phía nam núi Ngũ Lĩnh thuộc địa phận sao Dực và sao Chẩn. Dựa vào sách trời để khẳng định chủ quyền của đất nước rất phù hợp với tâm lí, niềm tin của con người ngày xưa (tin vào số phận, mệnh trời) bởi vậy càng có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. Đồng thời sách trời ở đây cũng tương ứng với chân lí khách quan, qua đó tác giả cũng ngầm khẳng định sự độc lập của đất nước ta là chân lí khách quan chứ không phải ý muốn chủ quan.

   Hai câu sau khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta. Trong hai câu thơ này tác giả sử dụng những từ ngữ mang ý nghĩa kinh miệt “nghịch lỗ” – lũ giặc làm điều trái ngược, để gọi những kẻ đi xâm lược. Ngoài ra để vạch trần tính chất phi nghĩa cuộc chiến tranh, tác giả còn đưa ra hình thức câu hỏi “như hà”(cớ sao). Bởi điều chúng làm là phi phĩa, đi ngược lại chân lí khách quan nên tất yếu sẽ chuốc lại bại vong. Câu thơ cuối vừa có tính chất khẳng định, vừa như là lời răn đe, cảnh báo trước hành động xâm lược của chúng: các người sẽ chuốc lấy bại vong hoàn toàn khi xâm lược Đại Việt.

   Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc và cô đọng. Tác phẩm chỉ có 28 chữ nhưng lại ẩn chứa những tư tưởng và tình cảm lớn: khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc và nêu lên quyết tâm chiến đấu bảo vệ nền độc lập đó. Ngôn từ cô đọng, giàu sức gợi cảm: nam đế cư, nghịch lỗ, như hà,… Kết hợp hài hòa giữa biểu cảm và biểu ý: bài thơ thiên về nghị luận trình bày nhưng ẩn sâu bên trong là những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của tác giả. Giọng thơ trang trọng, hào hùng, đầy tự tin.

   Bài thơ ngắn gọn, hàm súc mà chưa đựng những tư tưởng tình cảm lớn lao, cao đẹp. Văn bản là bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc ta về độc lập, chủ quyền của đất nước. Tác phẩm đã tạo niềm tin, sức mạnh chính nghĩa cho nhân dân ta trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc

~ ~ ~Bim~ ~ ~♌ Leo ♌~...
15 tháng 10 2018 lúc 21:16

     Bài thơ Sông núi nước Nam có tên chữ Hán là Nam quốc sơn hà được coi là của Lí Thường Kiệt sáng tác. Bài thơ ra đời sau chiến thắng của quân ta trước quân Tông trên dòng sông Như Nguyệt do Lí Thường Kiệt lãnh đạo. Chúng ta xem bài thơ này là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong ba bản tuyên ngôn của nước ta.

     Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Hình thức và nội dung của bài thơ là sự kết hợp hài hòa trong một kết cấu hoàn chỉnh của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

     Bài thơ chính là lời khẳng định quyền độc lập của dân tộc, chủ quyền của đất nước và thể hiện quyết tâm của toàn dân tộc trong việc bảo vệ nền độc lập dân tộc.

     Hai câu đầu khẳng định điều mà sách trời đã ghi rõ:

           "Sông núi nước Nam vua Nam ở

            Vàng vặc sách trời chia xứ sở."

Câu thơ tưởng chừng như đơn giản nhưng chứa đựng một lời tuyên bốhùng hồn. Đơn giản vì Sông núi nước Nam vua Nam ở, không có gì phải bàn cãi. Vậy mà lâu nay các thế lực phong kiến phương Bắc không nhìn thấy chân lí ấy. Từ trước Công nguyên, các thế lực phong kiến Trung Hoa đã đem quân xâm chiếm nước ta, coi nước ta như một vùng đất vô chủ. Lí Thường Kiệt đã đem Nam đế đặt ngang hàng với Bắc đế trong hai câu thơ trên. Đó chính là giá trị của câu thơ. Sự tồn tại của đất nước Đại Việt thuộc quyền sở hữu của vua Việt là điều hiển nhiên và đã được sách trời ghi rõ. Câu thơ dùng hai chữ Nam đã làm nổi bật danh hiệu Đại Việt và tư thế độc lập của dân tộc. Với cách diễn đạt thật cô đọng, hùng hồn, tác giả đã tuyên bố một chân lí không thể thay đổi: Sông núi nước Nam vua Nam ở.

    Câu thơ thứ hai trong bài thơ giúp khẳng định thêm chân lí đã xuất hiện trong câu thứ nhất. Tác giả đã khéo sử dụng từ trời trong câu thơ. Tư tưởng phương Đông nói chung đề cao mệnh của ý trời còn cao hơn cả lệnh vua, vua cũng phải tuân theo mệnh trời. Chủ quyền của Đại Việt được sách trời ghi thì không ai có thể thay đổi được. Điều này đã khẳng định chắc chắn chủ quyền của Đại Việt trước các thế lực xâm lược.

    Từ sự khẳng định chủ quyền của đất nước, tác giả đã tố cáo hành động xâm lược của kẻ thù, đồng thời khẳng định ý chí vì độc lập dân tộc, vì chủ quyền đất nước của nhân dân Đại Việt.

          "Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

           Chúng mày nhất định phải tan vỡ."

Câu thơ được diễn đạt theo lối nghi vấn nhưng thực chất là để khẳng định tính chất phi nghĩa trong việc xâm lược của quân Tông. Tiếp đến, tác giả khẳng định thất bại tất yếu của những kẻ đi xâm lược: chúng mày nhất định phải tan vỡ.

    Câu thơ cuối cùng thể hiện một niềm tin tất thắng vào tính chính nghĩa của nhân dân ta, điều này dựa trên cơ sở của lòng yêu nước nồng nàn, của tinh thần vì độc lập dân tộc và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Nguyễn Quang Anh 1
15 tháng 10 2018 lúc 21:17

Phân tích:

a/ Hai câu đầu:

-Sông núi nước Nam vua Nam ở

-Vằng vặc sách trời...

=> Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngắn gọn súc tích, giọng hào hùng.

==>Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước, nước Nam là của người địa phận lãnh thổ, nước Nam đã đc sách trời  định đoạt rõ ràng.

b/Hai câu cuôi:

-Giặc dữ đến đây..

-Nhất định phải tan vỡ..

=> Giọng thơ hào hùng, rõ ràng, đanh thép.

==>Kẻ thù ko đc xâm phạm, nếu xâm phạm thì sẽ chuốc lấy thất bại đồng thời thể hiện niềm tự hào về sức mạnh và ý chí bảo vệ chủ quyền.


Các câu hỏi tương tự
nana mishima
Xem chi tiết
trần thiên an
Xem chi tiết
vu thi thu trang
Xem chi tiết
Trà Ngô
Xem chi tiết
Quỳnh Anh Ngô
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Trần Huyền Linh
Xem chi tiết
Đàm Gia Nhật Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
Xem chi tiết