Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyen minh hieu

phân tích bài ca dao :

                            công cha như núi thái sơn

               nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Nguyễn Thị Bích Nhung
15 tháng 3 2018 lúc 19:56

Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

Một lòng thờ mẹ kính cha

 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.



 

nguyen minh hieu
15 tháng 3 2018 lúc 19:57

chép mạng ko vậy bn

Nguyễn Vân Anh
15 tháng 3 2018 lúc 20:04

Không chỉ mang đến cho chúng ta sự sống mà còn hết lòng chăm sóc, quan tâm, thậm chí còn có thể hi sinh cả cuộc đời chỉ mong chúng ta khôn lớn. Tấm lòng bao la, tình cảm thiêng liêng đó chỉ có thể là của những bậc sinh thành, những con người vĩ đại nhất trên đời. Nói về tình cảm thiêng liêng, vĩ đại của cha mẹ dành cho con cái, ca dao Việt Nam cũng có một bài rất hay mà không kém phần cảm động: Công cha nhưu núi thái sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc đã có rất nhiều những bài ca doa hay nói về sự thiêng liêng của tình cảm gia đình, tình mẫu tử, tình phụ tử bao la, rộng lớn. Nhưng nói về công lao của bậc sinh thành thì khó có thể có một bài ca dao nào phản ánh được chân thực, sâu sắc và cảm động như bài ca dao:

“Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Bài ca dao này là sự khẳng định công lao to lớn, trời bể của các bậc cha mẹ dành cho con cái của mình. Đó là tình cảm được trao đi vô tư, không cần nhận lại, là thứ tình cảm chân thành mà tự nguyện nhất trong cuộc đời. Bài ca dao này trước hết đề cập đến công lao to lớn của người cha, người đứng đầu của gia đình, người luôn bươn chải, vất vả với cuộc sống để tạo thành trụ cột vững chắc của gia đình, điểm tựa vững chắc không cho vợ, cho con: “Công cha như núi thái sơn”. Để nói về công lao của người cha, tác giả dân gian đã mượn hình ảnh của ngọn Thái Sơn, đó là một ngọn núi cao mà người ta không thể nhìn thấy đỉnh.

Tình cha cũng vậy, cao lớn, vẹn đầy mà không có điểm dừng, có thấy điểm bắt đầu nhưng không thể thấy điểm kết thúc. Có thể thấy các tác giả dân gian đã vô cùng khéo léo, cũng như sâu sắc khi lựa chọn những biểu tượng nói về tình cha, tình mẹ. Nói về tình phụ tử, các tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh của ngọn thái sơn, hình ảnh này mang đầy ý nghĩa, ngọn thái sơn cao lớn, vững chắc như chính vai trò của người cha trong gia đình của mình, bao giờ cũng là người mạnh mẽ nhất, quyết đoán nhất. Không chỉ là chỗ dựa về mặt tinh thần mà còn là người đáng tin cậy nhất. Ngọn thái sơn tuy cao lớn đấy, tức tình cảm của cha dành cho những đứa con của mình cũng là vô hạn, không thể đong, không thể đếm.Nhưng lúc nào ngọn núi ấy cũng lặng lẽ, cũng thâm trầm. Tương ứng với nó đó chính là tình cảm của người cha, tuy vẹn tròn, da diết nhưng lại luôn lặng thầm, không ồn ào, không thể hiện nhiều ra bên ngoài. Người cha thường là những người rất ít khi nói những lời yêu thương với con cái của mình, đôi khi còn có sự nghiêm khắc, cứng rắn đối với những lỗi lầm của con. Nhưng bên trong cái vỏ bọc mạnh mẽ, nghiêm khắc đấy là tình cha đầy bao la, ấp áp. Vì vậy mà nếu như không quan tâm hay không dùng trái tim để cảm nhận thì ta khó có thể cảm nhận hết sự vĩ đại của tình cha.

Nếu ở người cha là sự vĩ đại nhưng lặng thầm thì tình cảm của mẹ lại mềm mại, êm ái dạt dào như nước chảy từ nguồn: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Như đã nói, các tác giả dân gian rất dụng ý khi sử dụng những hình ảnh để miêu tả. Nếu như tình cảm của người cha thâm trầm, mạnh mẽ như đá núi thì tình nghĩa của người mẹ là vô cùng dạt dào, vô cùng đủ đầy, lúc nào cũng da diết, khắc khoải như nước chảy ra từ nguồn. “Nước trong nguồn chảy ra” là nguồn nước trong sạch nhất, mát mẻ nhất. Đặt câu ca dao trong mối quan hệ với tình mẹ ta có thể hiểu, tình cảm của mẹ dành cho con luôn là thứ tình cảm dạt dào nhất, ấp áp và chân thành nhất, vì nó xuất phát từ chính trái tim rộng lượng, yêu thương của người mẹ ấy.

Nếu người cha luôn là người mạnh mẽ, nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái thì mẹ lại ngược lại, người mẹ luôn sống tình cảm hơn và thứ tình cảm ấy luôn được thể hiện, bộc lộ ra bên ngoài, nó không quá mạnh mẽ, không quá ồn ào nhưng lúc nào cũng êm ái, dịu mát, lúc nào cũng khác khoải, hiển hiện. So với cha thì tình cảm của mẹ dễ nhận biết, dễ cảm nhận hơn, nếu cha biểu hiện ra bằng hành động thì mẹ biểu hiện ra bằng lời nói, bằng hành động ân cần, quan tâm chăm sóc cho những đứa con của mình. Nói lên công lao to lớn của bậc sinh thành ấy, các tác giả dân gian như muốn nhắc nhở chúng ta sao cho phải đạo hiếu, phải có ý thức đáp đền công lao trời bể ấy.

“Một lòng thờ mẹ kính cha”, là người con cần luôn yêu thương, kính trọng, biết ơn công lao sinh thành của bố mẹ, bởi để sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta không hề là một công việc dễ dàng, nếu những hi sinh về vật chất là một thì những hi sinh thầm lặng về tinh thần, về những tình cảm đã trao gửi nơi ta là mười. Vì vậy, chỉ có thật lòng báo đáp, dùng tình cảm để đáp đền thì mới xứng đáng là đạo làm con, phải “thờ mẹ”, “kính cha”. Cũng như sự vô tư, chân thành của tình cảm to lớn cha mẹ dành cho chúng ta thì khi báo đáp cũng phải xuất phát từ tấm lòng tự nguyện, tự nhiên nhất, bởi cái bố mẹ muốn nhận ở chúng ta không phải thứ vật chất tầm thường mà ở tấm lòng hiếu nghĩa: “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Bài ca dao vô cùng ý nghĩa, nó thể hiện được sâu sắc công lao của cha, tình cảm của mẹ cũng như là lời nhắc nhở đầy chân thành đến những người con, rằng hãy nhận thức được công lao to lớn ấy, hãy báo đáp, thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa với bậc sinh thành của mình. Bài ca dao cũng đánh động đến tình cảm gia đình của mỗi người nghe, người đọc.

~ chuk bn hok giỏi ~

nguyen minh hieu
15 tháng 3 2018 lúc 20:05

cho mk hỏi bn có chép mạng ko

Nguyễn Thị Ngọc Ánh
15 tháng 3 2018 lúc 20:15

Nói đến tình thương và công ơn của con người thì trên cõi đời này không có thứ tình thương , công ơn của cha mẹ đối với con cái. Đó là mối quan hệ hòa đồng trong một gia tộc. cha mẹ đối với các con có một nguồn năng lực trong sự sinh thành và phát triển của con cái. Ông cha ta có câu:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Cha mẹ dù có chịu đựng bao nhiêu gian lao, khổ sở, hoen uế, hay bị khinh bỉ như thế nào đi chăng nữa nhưng cha mẹ vẫn nhẫn nại để nuôi con trong thời thơ ấu cũng như lúc chúng ta trưởng thành, cố gắng lo toan, dạy dỗ con cái nên người. Với tấm lòng thiêng liêng cao cả ấy được ông cha truyền dạy cho con cháu qua những câu ca dao, tục ngữ.

Cha mẹ dạy các con cách đối nhân xử thế hàng ngày, trên phải ra trên, dưới cho ra dưới và thường dặn con cái mình “một câu nhịn, chín câu lành”, nỏ thì phải kính trọng người già cả, lớn thì phải biết thương yêu, đùm bọc con cái:

“Công cha nghĩa mẹ cao vời

Nhọc nhằn chẳng quản, suốt đời vì ta

Nên người ta phải xót xa

Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao”’

Con cái phải luôn yêu thương, giúp đỡ và bảo ban lẫn nhau, tối lửa tắt đèn có nhau, như thế là đã đền đáp một phần công lao cho bố mẹ rồi. Cha mẹ có công sinh thành và dạy dỗ chúng ta nên người như ngày hôm nay, đó không phải là ngày một ngày hai mà là một quá trình lâu dai, chăm sóc và dạy dỗ con cái nên người.

Khi về già, con cái phải có nghĩa vụ và trách nhiệm chăm sóc và phụ dưỡng cha mẹ trong sự kính yêu và tôn thờ, phải đối xử trên dưới, sống phải có tình có nghĩa. Đối với cha mẹ con cái luôn là một đứa trẻ, cần mẹ chăm lo và bao bọc:

“Mẹ yêu con bằng dòng sữa ngọt ngào

Cha yêu con bằng giọt mặn mồ hôi”

Cha mẹ sinh con ra là một điều hết sức thiêng liêng và đáng quý rồi nhưng nuôi dưỡng và dạy bảo con cái nên người lại là một nghĩa của vô cùng cao đẹp, bố mẹ hy sinh cả tuổi trẻ, tham vọng, sắc đẹp, mọi thứ để cho con được khôn lớn nên người.

Thế nhưng trong xã hội này, bên cạnh những người con hiếu thảo, quan tâm, chăm lo cho bố mẹ khi ốm đau, về già thì bên cạnh đó lại có những trường hợp xấu xảy ra, chỉ vì thú vui ham chơi, đua đòi, dẫn đến nghiện ngập, đánh bố giết mẹ, phá nát gia đình, phá tan hạnh phúc mà bố mẹ đã gây dựng để con cái được sống trong điều kiện tốt nhất.

Kể làm sao cho hết công lao của cha mẹ, hiếu thảo với cha mẹ đó không những bổn phận, trách nhiệm của mỗi chúng ta mà đó đã trở thành nếp sống, đạo lý làm người được truyền từ đời này sang đời khác mà không ai có thể chối cãi được. đối với cha mẹ con cái là một phần cơ thể của họ, vì thế nếu mất đi hoặc không may bị hư, hỏng thì người đau lòng nhất chính là bố mẹ, ai cũng muốn cho con bằng bạn, bằng bè, dù mẹ có “một nắng hai sương” tần tảo, vất vả để nuôi con thì mẹ cũng chưa bao giờ hối hận và kể công. Chỉ biết rằng con đau là bố mẹ đau, con khổ là bố mẹ cũng khổ theo, con khóc bố mẹ lo, con ngã bố mẹ sầu.

Những ai còn mẹ con cha xin hãy cố gắng hết sức để không làm bố mẹ phải buồn phải sầu vì ta nữa,  nếu như hai câu thơ đầu nói về công ơn trời biển của bố mẹ thì hai câu thơ tiếp là nói tới nghãi vụ và trách nhiệm của con cái đối với bố mẹ, người ta thường bảo rằng: “một mẹ có thể nuôi 10 đứa con nhưng 10 đứa con chưa chắc nuôi được bố mẹ”. Vì thế hãy hiếu thảo và yêu thương cha mẹ của mình khi còn có thể đừng để đến lúc hối cũng không kịpnữa.

Câu ca dao chính là lời nhắc nhở, khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cái về đạo lý gia đình, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, trải qua bao đời nay, đạo lý đó vẫn còn nguyên giá trị.

học tốtt~~~

_Guiltykamikk_
18 tháng 3 2018 lúc 12:17

Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.


 


Các câu hỏi tương tự
Kii
Xem chi tiết
Kii
Xem chi tiết
Nhóc vậy
Xem chi tiết
nguyen minh hieu
Xem chi tiết
Nguyễn Hàm  An Đẹp Trai
Xem chi tiết
ninh anh vũ
Xem chi tiết
Bùi Đức Trường
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết