Phân KCl là một loại phân bón hóa học được tách ra từ quặng xinvinit (NaCl.KCl) dựa vào sự khác nhau giữa KCl và NaCl về
A. nhiệt độ nóng chảy
B. độ tan trong nước theo nhiệt độ
C. tính chất hóa học
D. nhiệt độ sôi
Giả sử hiệu suất của phản ứng đều là 100% thì khối lượng H 2 SO 4 sản xuất được từ 1,6 tấn quặng chứa 60% FeS 2 là
A. 1,568 tấn B. 1,725 tấn
C. 1,200 tấn D. 6,320 tấn
Hỗn hợp A gồm KClO3, Ca(ClO3)2, Ca(ClO)2, CaCl2 và KCl nặng 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn A ta thu được chất rắn B gồm CaCl2, KCl và một thể tích O2 vừa đủ oxi hóa SO2 thành SO3 để điều chế 191,1 gam dung dịch H2SO4 80%. Cho chất rắn B tác dụng với 360 ml dung dịch K2CO3 0,5M (vừa đủ) thu được kết tủa C và dung dịch D. Lượng KCl trong dung dịch D nhiều gấp 22/3 lần lượng KCl có trong A. Tính % khối lượng của KClO3 trong A. (Coi phản ứng điều chế SO3 từ SO2 là phản ứng một chiều)
A. 35,16%
B. 35,61%
C. 16,35%
D. Chưa xác định
Phản ứng nào sau đây không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố
A. Sự tương tác của natri clorua và bạc nitrat trong dung dịch
B. Sự tương tác của sắt và clo
C. Sự tác dụng của kẽm với dung dịch H 2 SO 4 loãng
D. Sự phân hủy kali pemanganat khi đun nóng
Khi đun nóng muối kaliclorat, không có xúc tác, thì muối này bị phân huỷ đồng thời theo 2 phản ứng sau :
2KCl O 3 → 2KCl + 3 O 2 (a)
4KCl O 3 → 3KCl O 4 + KCl (b)
Cho biết khi phân huỷ hoàn toàn 73,5 gam KCl O 3 thì thu được 33,57 gam KCl. Hãy tính bao nhiêu % kali clorat bị phân huỷ theo (a) ; bao nhiêu % bị phân huỷ theo (b)
Đun 8,601 gam hỗn hợp A của natri clorua, kali clorua và amoni clorua đến khối lượng không đổi. Chất rắn còn lại nặng 7,561 gam, được hoà tan trong nước thành một lít dung dịch. Người ta thấy 2 ml dung dịch phản ứng vừa đủ với 15,11 ml dung dịch bạc nitrat 0,2 M. Tính % khối lượng của Na, K, N, H và Cl trong hỗn hợp.
Câu 4. Cho độ âm điện C: 2,55; K: 0,82; H: 2,2; Cl: 3,16; O: 3,44 để xác định liên kết trong phân tử các chất sau: CO2, HCl, K2O, KCl. Chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực là:
A. Cl2 B. HCl C. K2O D. KCl
Câu 5. Cho độ âm điện C: 2,55; K: 0,82; H: 2,2; Cl: 3,16; O: 3,44 để xác định liên kết trong phân tử các chất sau: CO2, HCl, K2O, Cl2. Chất có liên kết ion là:
A. CO2 B. HCl C. K2O D. Cl2
Trong phản ứng
K 2 Cr 2 O 7 + HCl → CrCl 3 + Cl 2 + KCl + H 2 O
Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là
A. 3/14 B. 4/7
C. 1/7 D. 3/7
Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử: NaCl, K2O, CaCl2 , KCl, Na2O. Xác định điện hoá trị các nguyên tố trong các hợp chất tương ứng .