Phần I: Đọc – hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
(Ngữ văn 7- tập 2, trang 25)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy.
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 3: Trong câu Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
Câu 4: Tìm, xác định vị trí và ý nghĩa của thành phần trạng ngữ trong câu sau:
Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
Câu 5: Theo em, trong thời đại hiện nay, làm thế nào để mỗi người đem tinh thần yêu nước của mình góp phần vào xây dựng đất nước?
Phần II: Tập làm văn
Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn chứng minh “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”
Câu 1 : Trích từ : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
`-` Tác giả : Hồ Chí Minh
`-` Hoàn cảnh sáng tác : được trích trong “Báo cáo chính trị” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2/1951 của Đảng Lao động Việt Nam.
Câu 2: PTBĐ chính : nghị luận
Câu 3 : BPTT : so sánh
`-` Tác dụng : so sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta đáng giá, đáng quý như các thứ của quý. Từ đó thể hiện được thái độ tự hào của tác giả về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Câu 4 : `-` Trạng ngữ : trong gương, trong hòm.
`-` Ý nghĩa : chỉ nơi chốn
Câu 5 : Cần làm góp phần vào xây dựng đất nước : hiểu trách nhiệm của bản thân mình với đất nước, từ đó sẽ cố gắng học tập tốt trau dồi bản thân, thực hiện những việc làm, hành động có ý nghĩa với sự phát triển đất nước.
Phần II
1, Tham khảo:
Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. ĐIều đó đã được chứng minh qua hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc ta và ngay cả trong cuộc sống hiện tại. Lòng yêu nước của nhân dân ta được thể hiện trong từng hành động, việc làm. Trong một nghìn năm phong kiến phương Bắc, hàng nghìn cuộc đấu tranh đã diễn ra. Tên tuổi của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí, Mai Thúc Loan, Ngô Quyền... Tất cả họi đều giúp ta hiểu được tinh thần yêu nước của nhân dân ta.Chính tinh thần ấy là chìa khóa giúp dân ta vượt lên trên bao kẻ thù ngoại xâm. Từ Mông Nguyên, cho đến nhà Thanh, không một kẻ thù nào mà nhân dân ta không vượt qua. Cho đến kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ dẫu gian khổ nhưng nhân dân ta đã kiên cường, bền bỉ đến cùng. Câu chuyện về nhân dân mọi miền tổ quốc đứng lên đấu tranh dẫu gian khó, hi sinh làm ta vô cùng xúc động. Và đặc biệt trong tình hình dịch bệnh hiện nay, khi Covid 19 trở thành đại dịch toàn cầu, ta càng thêm hiểu về lòng yêu nước, sự đoàn kết của nhân dân ta. LÒng nồng nàn yêu nước ấy chính là việc khai báo y tế trung thực, tuân thủ biện pháp phòng chống dịch bệnh...Và quả thực, chính tinh thần yêu nước nồng nàn sẽ tạo nên sức mạnh lớn lao giúp nhân dân ta chiến thắng đại dịch trong một tương lai không xa.
C1: trong văn bản : tinh thần yêu nước của nhân dân ta
tác giả :Hồ Chí Minh
hoàn cảnh sáng tác :
Bài văn được trích trong “Báo cáo chính trị” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2/1951 của Đảng Lao động Việt Nam.
Câu 2 : nghị luận
Câu 3: BPTT : so sánh
=> Tác dụng: Cách so sánh trên làm khiến người đọc hình dung được giá trị của tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước cũng như tài sản quý giá, cần phải được trưng bày để mọi người dễ dàng nhìn thấy qua những hành động cụ thể.
câu 4:
Trạng ngữ : cũng có khi
=>Ý nghĩa: Sự không thống nhất, không nhất định của việc cất giấu, nó thuận theo tự nhiên, không bắt buộc. Lúc có lúc không.
Câu 5 theo em cần:
hoàn thành tốt công việc học tập, cần cù, siêng năng trong học tập và lao động, góp phần xây dựng đất nước trong tương lai.