Ở ruồi, cánh dài là trội so với cánh ngắn. Tiến hành phép lai ruồi cái cánh ngắn với ruồi đực cánh dài thuần chủng, người ta thu được F1 100% số cá thể có cánh dài. Tiếp tục cho các cá thể F1 giao phối với nhau được F2 có 43 ruồi cánh dài và 14 ruồi cánh ngắn, trong đó ruồi cánh ngắn toàn là ruồi cái. Tiếp tục cho ruồi cái cánh dài với ruồi đực cánh dài ở F2 giao phối với nhau. Theo lý thuyết, tỷ lệ ruồi cái cánh dài dị hợp ở F3 là:
A. 1/2
B. 1/4
C. 3/4
D. 3/8
A dài >> a ngắn
P ♀ cánh ngắn x ♂ cánh dài thuần chủng
F1: 100% cánh dài
F2: 3 dài : 1 ngắn(♀)
Do tính trạng ở 2 giới ở F2 khác nhau
→ alen qui định tính trạng nằm trên NST giới tính
F2: giới cái : 1 dài : 1 ngắn
→ ruồi đực F1 cho 2 loại giao tử
→ gen nằm trên vùng tương đồng cặp NST giới tính
→ ruồi đực F1: XaYA.
→ F1 x F1: XaYA x XAXa.
→ F2: XAYA : XaYA : XAXa : XaXa.
F2 dài x F2 dài: (XAYA : XaYA) x XAXa .
→ F3: ruồi cái cánh dài dị hợp XAXa = ¼ x ½ + ¼ x ½ = ¼
Đáp án cần chọn là: B