Ở một loài vật nuôi, gen A nằm trên NST thường quy định lông dài trội hoàn toàn so vớ a quy định lông ngắn. Ở một trại nhân giống, người ta nhập về 15 con đực lông dài và 50 con cái lông ngắn. Cho các cá thể này giao phối tự do với nhau sinh ra F1 có 50% cá thể lông ngắn. Các cá thể F1 giao phối tự do dược F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Lấy ngẫu nhiên hai cá thể có kiểu hình trội ở F2, xác suất để thu được ít nhất một cá thể dị hợp là bao nhiêu?
A. 55/64
B. 48/49
C. 39/64
D. 25/49
Đáp án B
Ta thấy ở F1 có 50 con cái lông ngắn (aa).
P có KG aa → để thu được lông ngắn (aa) ở F1 thì 15 con đực lông dài phải có KG Aa.
(Hoặc gọi x là số con AA và y là số con Aa. F1 có aa = y/2. 1 = 1/2 → y = 1)
Vậy KG F1 là: 1/2 Aa : 1/2 aa.
Ta tính dc tần số alen của A và a lần lượt là 0,75 và 0,25.
→ Đồng hợp trội AA = p2= 1/16
→ Dị hợp Aa = 2pq = 6/16
→ Đồng hợp lặn aa = q2= 1/16
Vậy xác suất có ít nhất 1 cá thể Aa = 1 - (1/7)2 = 48/49