Ở Liên bang Nga ngành chăn nuôi lợn phân bố chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu, nơi có nguồn thức ăn từ lương thực, thực phẩm và thức ăn chế biến dồi dào (xem hình 8.10 Phân bố sản xuất nông nghiệp Liên Bang Nga - sgk Địa lí 11 trang 73)
=> Chọn đáp án B
Ở Liên bang Nga ngành chăn nuôi lợn phân bố chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu, nơi có nguồn thức ăn từ lương thực, thực phẩm và thức ăn chế biến dồi dào (xem hình 8.10 Phân bố sản xuất nông nghiệp Liên Bang Nga - sgk Địa lí 11 trang 73)
=> Chọn đáp án B
Yếu tố nào sau đây không đúng ở đồng bằng Tây Xi-bia của Liên bang Nga?
A. Chủ yếu là đầm lầy.
B. Phát triển nông nghiệp ở phía Nam.
C. Tập trung nhiều dầu mỏ và khí đốt.
D. Vùng trọng điểm phát triển nông nghiệp.
So với đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Tây Xi-bia của Liên bang Nga có điểm khác biệt nào sau đây về tự nhiên?
A. Tập trung nhiều khoáng sản khí tự nhiên hơn.
B. Độ cao trung bình của địa hình lớn hơn nhiều.
C. Đất màu mỡ, thuận lợi cho nông nghiệp hơn.
D. Khí hậu điều hòa, ảnh hưởng của biển rõ rệt hơn.
Khoáng sản chủ yếu của đồng bằng Tây Xi-bia của LB Nga là:
A. Dầu mỏ, khí tự nhiên và than
B. Dầu, quặng sắt
C. Dầu mỏ, quặng sắt và than
D. Dầu mỏ và khí tự nhiên
Ranh giới giữa đồng bằng đông Âu và đồng bằng Tây xi bia là
A. sông Ê-nít-xây
B. núi U-ran
C. sông Ô-bi
D. sông Lê-na
Đồng bằng Tây Xi-bia chủ yếu là
A. Đồng bằng tương đối cao xen lẫn nhiều đồi thấp
B. Đầm lầy
C. Đồng bằng tương đối cao và không có nhiều đồi thấp xen lẫn
D. Đầm lầy và vùng trũng
Ngành chăn nuôi thú có lông quý của Liên bang Nga phân bố chủ yếu ở
A. đồng bằng Tây Xi-bia.
B. phía nam đất nước
C. phía bắc đất nước.
D. đồng bằng Đông Âu.
Phần phía bắc đồng bằng Tây Xi-bia chủ yếu là
A. vùng trũng.
B. đầm lầy.
C. đồi núi sót.
D. các giồng cát.
Phần phía nào của đồng bằng Tây Xi-bia chủ yếu là đầm lầy?
A. Phía tây.
B. Phía nam.
C. Phía đông.
D. Phía bắc.
Dựa vào hình 8.10 SGK, trang 73, trả lời câu hỏi: Các cây trồng, vật nuôi của LB Nga được phân bố chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu là do:
A. Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm quanh năm.
B. Địa hình thấp, có nhiều sông lớn, đất phù sa màu mỡ.
C. Địa hình tương đối cao, có đồi thấp, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa.
D. Địa hình thấp, bằng phẳng, có nhiều mưa vào mùa đông.