Cách b) đặt chính xác vì bình đặt thẳng đứng.
Cách b) đặt chính xác vì bình đặt thẳng đứng.
Trong phòng thí nghiệm, người ta còn dùng cân Rôbécvan để xác định chính xác thể tích của vật rắn không thấm nước. Cách làm như sau:
- Dùng một loại bình đặc biệt có nút rỗng bằng thủy tinh có thể vặn khít vào cổ bình. Giữa nút có một ống thủy tinh nhỏ, trên có khắc một “ vạch đánh dấu” cho phép xác định một cách chính xác thể tích của nước trong bình tới vạch đánh dấu ( hình 5.4a)
- Dùng cân Rôbécvan cân 2 lần:
+ Lần thứ nhất : đặt lên đĩa cân bình chứa nước cất tới vạch đánh dấu, vật cần xác định thể tích, các quả cân có khối lượng tổng cộng làm m1, sao cho cân bằng với một vật nặng T đặt trên đĩa cân còn lại ( vật T được gọi là tải) (H.5.4b)
+ Lần thứ hai: Lấy bình ra khỏi đĩa cân, mở nút, đổ bớt nước cất trong bình, thả vật cần xác định thể tích vào bình, đậy nút và cho thêm nước vào bình tới vạch đánh dấu, rồi đặt lại bình lên đĩa cân. Thay các quả cân khối lượng m1, bằng các quả cân khối lượng m2 để cân lại cân bằng ( H.5.4c). Biết 1 gam nước cất có thể bằng 1cm3. Hãy chứng minh rằng thể tích V của vật tính ra cm3 có độ lớn đúng bằng độ lớn của hiệu các khối lượng (m2 – m1) tính ra gam
Tại sao cách xác định thể tích này lại chính xác hơn cách đo thể tích vật rắn bằng bình chia độ?
Xem hình 3.4, hãy cho biết cách đặt mắt nào cho phép đọc đúng thể tích cần đo?
Ba bạn Đông, AN , Bình cùng tiến hành đo thể tích của một hộp sắt rỗng, kín có dạng hình hộp chữ nhật và có thể nổi trong nước
- Đông dùng thước đo các cạnh của hình hộp rồi tính thể tích của hộp theo công thức: V= chiều dài x chiều rộng x chiều cao
- An thì thả hộp vào một bình tràn chứa đầy nước, đọc thể tích nước tràn vào bình chia độ để biết thể tích của hộp
- Bình thả hộp vào một bình tràn chứa đầy nước, dùng một hòn đá nặng không thấm nước đặt trên hộp rồi cho cả hộp và hòn đá cùng chìm trong nước, đọc thể tích nước tràn vào bình chia độ để xác định thể tích cuả hộp.
Cách đúng là cách của:
A.Bạn Đông
B. An và Bình
C. Đông và Bình
D. cả ba bạn
Nếu hòn đá to không bỏ lọt bình chia độ thì người ta dùng thêm bình tràn và bình chứa để đo thể tích của nó như hình 4.3a.
Hãy mô tả cách đo thể tích hòn đá bằng phương pháp bình tràn vẽ ở hình 4.3
Một học sinh dùng bình chia độ vẽ ở hình 3.3 để đo thể tích chất lỏng. Kết quả đo nào sau đây được ghi đúng?
A. 36cm3
B. 40cm3
C. 35cm3
D. 30cm3
cho một bình chia độ,một hòn đá cuội (không bỏ lọt bình chứa) có thể tích nhỏ hơn giới hạn của bình chia độ.
a)ngoài bình chia độ đã cho ta phải cần ít những dụng cụ gì để có thể xác định được thể tích hòn đá?
b)hãy trình bày cách xác định thể tích hòn đá với những dụng cụ đã nêu trên?
Một bạn đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ và bình tràn. Bạn đó thao tác như sau: Đầu tiên bạn đó đổ nước vào bình tràn cho tới khi gần đầy bình, thả vật rắn vào trong bình để nước trong bình tràn chảy vào bình chia độ. Thể tích nước trong bình chia độ chính là thể tích của vật rắn cần đo. Cách làm của bạn đó đúng hay sai? Vài sao?
Cách đặt mắt khi đo thể tích bằng bình chia độ là:
A. Đặt mắt ngang bằng với mực nước trong bình
B. Đặt mắt ở phía dưới mực chất lỏng và ngước lên trên
C. Đặt mắt ở phía trên mực chất lỏng và nhìn xiên xuống
D. Đặt mắt như thế nào đấy, miễn là đọc được mực chất lỏng là được
Cho một bình chia độ, một quả trứng ( không bỏ lọt bình chia độ), một cái bát, một cái đĩa và nước. Hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng