Ở cừu, tính trạng có sừng, không sừng do một gen gồm 2 alen nằm trên NST thường quy định. Nếu cho cừu đực thuần chủng (AA) có sừng giao phối với cừu cái thuần chủng (aa) không sừng thì F1 thu được 1 đực có sừng : 1 cái không sừng. Cho F1 giao phối với nhau F2 thu được 1 có sừng : 1 không sừng. Nếu chỉ chọn những con đực có sừng ở F2 tạp giao với con cái không sừng ở F2 thì tỉ lệ cừu cái không sừng và cừu đực không sừng thu được ở F3 lần lượt là?
A. 7/9 và 2/9
B. 7/18 và 2/18
C. 2/9 và 7/9
D. 2/18 và 7/18
P: đực có sừng AA x cái không sừng aa.
F1: đực có sừng Aa : cái không sừng Aa. Vậy tính trạng do 1 cặp gen trên NST thường quy định và chịu ảnh hưởng của giới tính.
Quy ước gen: AA – có sừng; aa – không sừng; Aa – đực có sừng, cái không sừng.
F1 x F1: Aa x Aa → F2: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa.
Đực: 1/8AA : 1/4Aa : 1/8aa ; Cái: 1/8AA : 1/4Aa : 1/8aa → 1 có sừng : 1 không sừng.
Đực có sừng F2: 1/8AA : 1/4Aa → 2/3A : 1/3a.
Cái không sừng F2: 1/4Aa : 1/8aa → 2/3a : 1/3A.
F3: (2/3A : 1/3a)(2/3a : 1/3A) = 2/9AA : 5/9Aa : 2/9aa.
Trong đó:
Đực: 1/9AA : 5/18Aa : 1/9aa;
Cái: 1/9AA : 5/18Aa : 1/9aa.
→ Cái không sừng: 5/18 + 1/9 = 7/18;
Đực không sừng = 1/9 = 2/18.
Đáp án B