Lời giải:
Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà.
Lời giải:
Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà.
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Mồ Côi xử kiện
1. Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi được dân tin cậy giao cho việc xử kiện.
Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường. Chủ quán thưa:
- Bác này vào quán của tôi hít hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền. Nhờ ngài xét cho.
2. Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời :
- Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.
Mồ Côi bảo :
- Nhưng bác có hít hương thơm thức ăn trong quán không ?
Bác nông dân đáp :
- Thưa có.
Mồ Côi nói :
- Thế thì bác phải bồi thường. Chủ quán muốn bồi thường bao nhiêu ?
- Thưa Ngài, hai mươi đồng.
- Bác hãy đưa hai mươi đồng ra đây, tôi phân xử cho !
Nghe nói, bác nông dân giãy nảy :
- Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền ?
- Bác cứ đưa tiền đây.
3. Bác nông dân ấm ức :
- Nhưng tôi chỉ có hai đồng.
- Cũng được - Mồ Côi vừa nói vừa thản nhiên lấy hai đồng bạc bỏ vào một cái bát, rồi úp một cái bát khác lên, đưa cho bác nông dân, nói :
- Bác hãy xóc lên cho đủ mười lần. Còn ông chủ quán, ông hãy chịu khó mà nghe. Hai người tuy chưa hiểu gì nhưng cũng cứ làm theo. Khi đồng bạc trong bát úp đã kêu lạch cạch đến lần thứ mười, Mồ Côi phán:
- Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên "hít mùi thịt", một bên "nghe tiếng bạc". Thế là công bằng. Nói xong Mồ Côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân rồi tuyên bố kết thúc phiên xử.
TRUYỆN CỔ TÍCH NÙNG
- Công đường : nơi làm việc của các quan.
- Bồi thường : đền bù bằng tiền của cho người bị hại.
Truyện Mồ Côi xử kiện là truyện cổ tích của dân tộc nào ?
A. Dân tộc Chăm
B. Dân tộc Kinh
C. Dân tộc Nùng
bBaif1.Địc bài cậu bé thông minh (SGK Tiếng Việt 3,tập 1,trang 4) và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái trước mỗi câu trả lời đúng:
1.Nhà Vua đã nghĩ ra kế gì để tìm người tài giỏi?
a,Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp vàng bạc,châu báu.
b,Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp thóc gạo.
c,Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
d,Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con trâu
2.Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh vua?
a,Vì dân chúng quá nghèo khổ.
b,Vì gà trống không đẻ trứng được.
c,Vì nhân dân không có ruộng dất để cày bừa.
d,Vì họ không có trâu để nộp.
3.Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của vua là vô lí?
a,Cậu kể cho vua nghe một câu chuyện cổ tích.
b,Cậu giải thích cho vua nghe về cuộc sống cực khổ,vất vả của người nông dân.
c,Cậu nói một chuyện khiến nhà vua nghe là vô lí:bố đẻ em bé.
d,Cả a,b,c đều đúng.
4.Câu chuyện nói lên điều gì?
a,Sự vô lý của nhà vua.
b,Ca ngợi sự thông minh của nhà vua khi tìm người tài giỏi ra giúp nước.
c,Ca ngợi sự nhân từ của nhà vưa.
d,Ca ngợi sự tài trí của cậu bé.
Mồ Côi đã làm gì với hai đồng tiền của bác nông dân ?
A. Đưa thẳng cho chủ quán
B. Xem như đó là tiền công xử kiện của mình
C. Cho tiền vào bát, úp lại và đưa cho bác nông dân xóc
Mồ Côi bảo bác nông dân xóc đồng bạc đủ mười lần để làm gì ?
A. Để chủ quán nghe tiếng xóc tiền
B. Để Mồ Côi được nghe tiếng xóc tiền
C. Để nhân số tiền hai đồng thành hai mươi đồng
D. Để cả hai bên được đền bù giống nhau, thay vào đó bác nông dân không bị mất tiền
Người chủ quán đã kiện bác nông dân vì chuyện gì ?
A. Bác nông dân ăn thức ăn trong quán mà không trả tiền
B. Bác nông dân vào quán mà không mua gì
C. Bác nông dân hít mùi thơm của thức ăn trong quán mà không trả tiền
Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần ?
Chủ quán kiện bác nông dân về điều gì ?
Bác nông dân dùng lí lẽ gì để đáp lại lời buộc tội của người chủ quán ?
A. Người nông dân nói rằng mình không có tiền để trả
B. Bác nói chỉ ngồi nhờ ăn miếng cơm nắm mà không mua gì cả
C. Bác hoảng hốt không nói được gì trước lời buộc tội của chủ quán
Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:
Cuộc họp của chữ viết
Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác chữ A dõng dạc mở đầu. Thưa các bạn ! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn bạn viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi”.
Có tiếng xì xào :
-Thế nghĩa là gì nhỉ ?
- Nghĩa là thế này : "Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ. Dưới chân đi đôi giày da. Trên chán lấm tấm mồ hôi."
Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói :
- Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy. Cả mấy dấu câu đều lắc đầu :
- Ẩu thế nhỉ ! Bác chữ A đề nghị :
-Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào ?
Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ?
A. Bàn về việc giúp đỡ bạn Hoàng trong học tập
B. Bàn về việc Hoàng viết chữ rất ẩu
C. Bàn về việc giúp đỡ bạn Hoàng biết cách chấm câu