Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.
1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?
A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.
B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.
C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.
D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.
2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?
A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.
B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.
C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.
D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.
3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”
A. 431-452
B. 421- 442
C. 411- 432
D. 441- 462
Bài thơ thể hiện những chuyển biến trong tâm trạng của một cô gái có chồng tòng quân. Khi nhận ra những giá trị của cuộc sống cũng như cái giá phải trả cho chiến tranh, cô đau xót, hối hận và oán ghét chiến tranh phi nghĩa.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài năng văn chương mà bất hạnh. Điều đó nói gì về tấm lòng nhà thơ.
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
Vị vua và những bông hoa
Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.
Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng được bông hoa đẹp nhất. Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm.
Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp. Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tới cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng. Nhà vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena.
Ngài hỏi : “tại sao chậu hoa của cô không có gì?”
Serena thành thật trả lời: “Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại”
Nhà vua liền trả lời: “Không, cô không thất bại. Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm. Ta không biết tất cả những bông hoa đẹp này ở đâu ra. Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được vương miện. Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này”.
(Dẫn theo “Quà tặng cuộc sống”)
Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Cho đoạn văn sau:
Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả lời các câu hỏi: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?... Sách xã hội giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán, dân số và rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó. Còn sách văn học thì làm chúng ta tìm lại chính mình, biết được những suy nghĩ riêng của mình. Qua những trang sách văn học, ta cảm nhận được một thứ tình cảm đẹp trong sáng và cả những nỗi khổ, hạnh phúc của những con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Sách văn học luôn luôn biến đổi một cách kỳ ảo, dẫn con người từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, giúp con người hiểu thêm về nhau, về hoàn cảnh, tập tục của nhau. Họ cùng chia sẻ những tình cảm vui buồn. Con người tìm được sự đồng cầm sâu sắc trong mỗi trang sách, quan trọng hơn nữa họ có thế tìm thấy chính mình ẩn đâu đây trong những áng văn thơ bất tán. Con người chợt thấy mình lãng mạn hơn, hay hiện thực hơn.
Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?
A. Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại.
B. Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian
C. Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới!
D. Cả ba đáp án trên.
Câu thơ 3 và 4 nói lên quy luật gì trong cuộc sống của con người? Cảm nhận về tâm trạng của tác giả qua hai câu thơ này.
Cho bài ca dao :
“Em tưởng nước giếng sâu
Em nối sợi gầu dài
Ai ngờ nước giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây.”
1. Biện pháp tu từ trong bài ca dao là ?
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nói quá
2. Tâm sự của bài ca dao trên là tâm sự của ai với ai?
A. Em với chị. B. Người yêu với người yêu
C. Anh với em D. Chàng với nàng
3. Tâm sự trên được thể hiện ở yếu tố nào ?
A. Cách miêu tả giếng nước
B. Mối quan hệ giữa giếng sâu và gầu dài
C. Thể thơ và cách ngắt nhịp của bài ca dao
D. Hình ảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình
4. Nối cột A với cột B sao cho đúng.
a. Cách mở đầu bài ca dao này khác gì với hai bài ca dao trên? Anh (chị) hiểu từ "ai" trong câu "Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!" như thế nào?
b. Mặc dù lỡ duyên nhưng vẫn thủy chung. Điều đó được nói lên bằng hệ thống so sánh, ẩn dụ như thế nào? Vì sao tác giả dân gian lại lấy những hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tình nghĩa của con người.
c. Phân tích để làm rõ vẻ đẹp câu thơ cuối.
Theo lời tuyên bố của Ra-ma:
a) Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì?
A. Danh dự người anh hùng bị xúc phạm khi Ra – va- na dám cướp vợ của chàng
B. Tình yêu thương của người chồng đối với vợ, khát khao đoàn tụ vợ chồng.
C. Cả hai lí do trên.
b) Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do gì?
A. Danh dự không cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác.
B. Sự ghen tuông của người chồng không chấp nhận người vợ đã chung chạ với kẻ khác.
C. Cả hai lí do trên.
c) Phân tích những từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói của Ra-ma cho thấy ý chí, tâm trạng của chàng.
d) Phân tích thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa?