cop tên người ta ko hà
Những tảng đá có dốc thẳng đứng nhất mà con sông vượt qua gọi là Hàn Ông Sâm. Vô số khối đá đủ cỡ đã chồng chất lại trong lòng sông và dường như thách thức mọi dự án thành lập một con kênh mà tàu bè có thể lưu thông được. Ở phía dưới, 2/3 chiều rộng của con sông bị chèn bởi một phiến đá bằng phẳng mênh mông, phiến đá này nổi lên khi nước xuống thấp khiến cho người ta ngạc nhiên vì kích thước khổng lồ của nó.
Chướng ngại của thác Trị An khiến cho việc thả bè các loại cây lâm nghiệp không thể thực hiện được mặc dù việc khai thác cây rừng nhộn nhịp ở phía trên của khu vực đó, đặc biệt là do Công ty Lâm nghiệp và công nghiệp Biên Hòa tiến hành, công ty này vốn sở hữu một vùng đất lâm nghiệp rộng lớn được chuyển nhượng ở tả ngạn của con sông”.
Tên gọi thác Trị An gắn liền với nhiều chuyện tích dân gian thật thú vị, huyền hoặc về những dũng sĩ diệt thú dữ cứu dân làng, về chuyện tình của đôi trai gái khác sắc tộc yêu nhau nhưng không đến được với nhau đã nhảy xuống thác hóa thành đá. Trong Truyện dân gian Đồng Nai (tác giả Huỳnh Văn Tới), sự tích tên gọi thác Trị An gắn với câu chuyện về lòng nhân nghĩa thật cảm động: trên thượng nguồn sông Đồng Nai có một bộ tộc thuộc dân tộc Chơro, tộc trưởng Điểu Lôi có con gái lớn là Điểu Du nổi tiếng về tài phóng lao. Còn ở hạ nguồn có dân tộc Mạ, chàng trai Sora Đina là con của tộc trưởng Sora Đin thì được mọi người thán phục vì tài thiện xạ. Đôi trai tài gái sắc gặp gỡ và yêu nhau, sau đó chàng trai về buôn của cô gái sống theo luật tục.
Thầy mo Sang Mô vì yêu Điểu Du mà không được đáp lại nên biến thành thù hận, tìm cách hãm hại đôi vợ chồng trẻ. Sora Đina và Điểu Du bị Sang Mô bắt thả trôi sông, sau đó chết ở con thác cuối cùng trên sông Đồng Nai, nhưng con trai của 2 người được em gái của Sang Mô là Sang My hy sinh tính mạng cứu thoát. Dù đau lòng trước cái chết của các con, nhưng 2 vị tộc trưởng Mạ và Chơro vì cảm kích tấm lòng của Sang My nên đã tha chết cho Sang Mô và đặt tên cho thác là Tri Ân, về sau người dân địa phương đọc trại thành Trị An.