Nhờ đâu, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất công nghiệp của Nhật Bản tăng trưởng rất nhanh?
A. Hàng hoá xuất khẩu sang châu Âu.
B. Những đơn đặt hàng quân sự.
C. Thu lợi nhuận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
D. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lợi dụng sự suy giảm khả năng kinh tế của các nước tư bản châu Âu trong chiến tranh, Nhật Bản đã
A. mở rộng thị trường ở các nước thuộc địa.
B. tăng cường sản xuất hàng công nghiệp.
C. tăng cường sản xuất hàng hoá và xuất khẩu.
D. đưa hàng hoá của Nhật Bản xâm nhập thị trường châu Âu.
Cho các sự kiện liên quan đến Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) như sau:
1. Khủng hoảng đạt đến đỉnh điểm.
2. Đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
3. Tổng sản lượng công nghiệp tăng 28% so với giai đoạn trước khủng hoảng.
4. Sản lượng công nghiệp mới phục hồi trở lại và vượt mức trước chiến tranh Sắp xếp theo thứ tự thời gian.
A. 1-2-3-4
B. 2-1-4-3
C. 4-2-1-3
D. 2-3-1-4
Trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến tranh, quân Đức tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô nhờ?
A. Thực hiện chiến lược quân sự "biển người"
B. Chi viện của các nước phe Trục và chư hầu
C. Sự giúp đỡ của các thế lực phản động trong nước
D. Ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến
Sự kiện nào sau đây đã làm thay đổi tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
A. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và lần lượt thôn tính các nước Tây Âu.
B. Quân dân Liên Xô chiến đấu chống phát xít bảo vệ tổ quốc.
C. Nhật tấn công quân Mĩ ở Trân Châu cảng.
D. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản.
Cho các sự kiện:
1. Năm 1926, sản lượng công nghiệp mới phục hồi trở lại và vượt mức trước chiến tranh.
2. Tháng 11- 1933, đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
3. Năm 1938, tổng sản lượng công nghiệp tăng 28% so với giai đoạn trước khủng hoảng.
4. Khủng hoảng đạt đến đỉnh điểm vào năm 1931.
Sự kiện nào gắn với nước Nhật giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918 - 1939)?
A. 1, 3.
B. 1, 4.
C. 2, 3.
D. 2, 4.
Vì sao các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”?
A. Chế độ Mạc phủ rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
B. Mĩ và phương Tây đang cần thị trường ở Nhật Bản.
C. Số phận của Nhật Bản cũng giống các nước ở châu Á.
D. Nhật Bản không có điều kiện làm cách mạng tư sản.
Ba lò lửa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai xuất hiện ở các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản vì
A. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là đối trọng của Anh, Pháp, Mĩ.
B. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là các nước có tiềm lực quân sự mạnh.
C. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản giải quyết khủng hoảng kinh tế bằng cách phát xít hoá bộ máy nhà nước.
D. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là những nước đế quốc già.
Cho các nhận định sau:
1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.
3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
4. Giai đoạn đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất của cuộc chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về phe phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các dân tộc đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít, bảo về hòa bình thế giới.
Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?
A. 1 nhận định.
B. 2 nhận định.
C. 3 nhận định.
D. 4 nhận định.